Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới nhất đúng không?
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới nhất đúng không?
- Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm những gì?
- Thủ tục khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như thế nào?
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới nhất đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước, bao gồm:
(1) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(2) Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
(3) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân;
(4) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước;
(5) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại (1), (2), (3), (4) được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý.
Như vậy, trường hợp người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì mới có quyền được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới nhất đúng không? (Hình từ Internet)
Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định:
Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước
...
2. Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước
a) Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định này trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;
b) Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia;
c) Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;
d) Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin.
Theo đó, các phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm:
- Cơ quan, tổ chức quy định tại (1), (2), (3) được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;
- Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia;
- Tổ chức quy định tại (5) khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;
- Cá nhân quy định tại (5) khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin.
Thủ tục khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định thủ tục khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gửi cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi công dân cư trú;
- Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phải nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần khai thác trong Cơ sở dữ liệu căn cước và cam đoan về việc chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được khai thác; đối với trường hợp khai thác thông tin theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP phải thể hiện rõ ý kiến đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác;
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh chuyển yêu cầu cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an;
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an xem xét, phê duyệt đề nghị yêu cầu cho phép khai thác thông tin;
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an phê duyệt, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
- Trường hợp không đồng ý cung cấp thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Phụ lục VIII Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động dùng để lấy lời khai của những ai? Tải mẫu biên bản lấy lời khai?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?