Người đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên được cấp giấy chứng nhận lương y theo thủ tục thế nào?
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận lương y cho người đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên thế nào?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lương y cho người đã khám chữa bệnh trên 30 năm thế nào?
- Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận chứng nhận lương y cho người đã khám chữa bệnh trên 30 năm là gì?
- Trường hợp cấp giấy chứng nhận lương y sai thẩm quyền thì thu hồi thế nào?
Thủ tục cấp giấy chứng nhận lương y cho người đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên thế nào?
Ngày 16 tháng 3 năm 2024, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 642/QĐ-BYT 2024 công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Y, Dược cổ truyền được quy định tại Thông tư 02/2024/TT-BYT.
Căn cứ tại Mục 2 Phần II Quyết định 642/QĐ-BYT 2024 nêu rõ thủ tục cấp giấy chứng nhận lương y cho đối tượng đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên như sau:
Bước 1: Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BYT.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có thông báo cho người đã nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lương y cho đối tượng nộp hồ sơ theo quy định.
Như vậy, người đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên cần thực hiện thủ tục theo trình tự này để được cấp giấy chứng nhận lương y.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận lương y cho người đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lương y cho người đã khám chữa bệnh trên 30 năm thế nào?
Theo Quyết định 642/QĐ-BYT 2024 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lương y đối với người đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lương y theo mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT.
- Bản xác nhận quá trình khám bệnh, chữa bệnh của Trưởng Trạm y tế xã hoặc của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT.
- 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm chụp, trên nền trắng (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận chứng nhận lương y cho người đã khám chữa bệnh trên 30 năm là gì?
Điều kiện thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận lương y đối với người đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên như sau:
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp từ đủ 30 năm trở lên:
+ Nếu người khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm y tế cấp xã thì phải được Trưởng Trạm y tế xác nhận bằng văn bản;
Căn cứ để xác nhận dựa vào hợp đồng lao động hoặc giấy tờ khác chứng minh đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, không có sai sót về chuyên môn và được người bệnh tín nhiệm;
+ Nếu người khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; phải được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó xác nhận;
+ Người xác nhận quy định tại điểm này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận của mình.
- Có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên tính đến ngày 26 tháng 11 năm 2015.
Như vậy điều kiện để được cấp giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng này là đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên và có sự xác nhận của người có thẩm quyền xác nhận và phải có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên tính đến ngày 26/11/2015.
Trường hợp cấp giấy chứng nhận lương y sai thẩm quyền thì thu hồi thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định trình tự thu hồi giấy chứng nhận lương y trong trường hợp cấy giấy chứng nhận sai thẩm quyền như sau:
Trình tự thu hồi giấy chứng nhận lương y
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện người đã được cấp giấy chứng nhận lương y thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định tại Điều 18 Thông tư này gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận lương y theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận lương y có trách nhiệm xác minh hồ sơ, tài liệu và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp, nếu thuộc trường hợp thu hồi thì ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận lương y.
Theo đó, khi cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện người đã được cấp giấy chứng nhận lương y thuộc trường hợp phải thu hồi thì thực hiện trình tự gồm các bước sau:
Bước 1: Gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận lương y như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền đối với:
+ Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp giấy chứng nhận lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
+ Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và được Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BYT trước ngày 30 tháng 6 năm 2004 nhưng chưa được kiểm tra sát hạch.
+ Đối tượng đã được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân có phạm vi hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.
+ Đối tượng đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên.
+ Đối tượng có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư 13/1999/TT-BYT trước ngày 14 tháng 02 năm 2004 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận lương y xác minh hồ sơ, tài liệu và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.
Nếu thuộc trường hợp thu hồi thì ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận lương y.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
- Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?