Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna thì có thể tiêm liều nhắc lại bằng loại vắc xin nào?

Vừa qua, ngày 25/03/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn 1506/BYT-DP về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna thì có thể tiêm liều nhắc lại bằng loại vắc xin nào?

Đối tượng nào cần tiêm liều bổ sung vắc xin phòng Covid-19?

Theo hướng dẫn tại Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về việc tiêm liều bổ sung vắc xin Covid-19 như sau:

"1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị:
...
b) Tiêm liều bổ sung vắc xin phòng COVID-19
- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin) bao gồm:
+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...;
+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.
- Loại vắc xin: cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA.
- Khoảng cách: Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản."

Theo đó, những đối tượng cần tiêm liều bổ sung vắc xin phòng Covid-19 là người từ đủ 18 tuổi trở lên, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vắc xin) kèm theo các điều kiên sau:

- Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...;

- Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.

Loại vắc xin tiêm liều bổ sung phải cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Thời gian thích hợp để tiêm liều bổ sung là từ 28 ngày đến 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Lưu ý, đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng Covid-19

Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna thì có thể tiêm liều nhắc lại bằng loại vắc xin nào?

Đối tượng nào cần tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng Covid-19?

Theo hướng dẫn tại Công văn 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 về việc tiêm liều nhắc lại vắc xin Covid-19 như sau:

"1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị:
...
c) Tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19
- Đối tượng: người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
- Loại vắc xin: nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).
- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản."

Theo đó, những đối tượng cần tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 bao gồm người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, trong đó chú ý đến người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế. Loại vắc xin tiêm liều nhắc lại như sau:

- Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA;

- Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.

- Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).

Thời gian thích hợp để tiêm liều nhắc lại là ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna thì có thể tiêm liều nhắc lại bằng loại vắc xin nào?

Theo hướng dẫn tại Công văn 1506/BYT-DP ngày 25/03/2022 về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại đề cập nội dung về việc tiêm liều nhắc lại đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer hoặc Moderna như sau:

"1. Tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin mRNA (vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vắc xin do Astrazeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản."

Theo đó, người đã tiêm đủ 2 mũi cơ bản bằng vắc xin mRNA (vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vắc xin do Astrazeneca sản xuất. Bộ Y tế cũng đồng thời khuyến cáo thời gian thích hợp để tiêm liều nhắc lại đối với các đối tượng nêu trên là tối thiểu 03 tháng sau khi tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
674 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào