Người dân có được hiến đất để xây dựng chùa? Thủ tục hiến đất để xây dựng chùa thực hiện như thế nào?
Quy định về việc hiến đất hiện nay như thế nào?
Pháp luật về dân sự và đất đai Việt Nam hiện nay không có khái niệm về việc "hiến đất", tuy nhiên khi xét về bản chất và mục đích thì có thể xem xét nó đồng nhất với khái niệm tặng cho quyền sử dụng đất. Tặng cho quyền sử dụng đất là một trong những hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hay là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác (khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Người dân có được hiến đất để xây dựng chùa? Thủ tục hiến đất để xây dựng chùa thực hiện như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Người dân có được hiến đất để xây dựng chùa?
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, sau đây:
- Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất theo quy định;
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
- Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài huộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng trên thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam;
- Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;
- Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.
Hơn nữa, theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nhóm công trình công cộng bao gồm:
- Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu;
- Công trình y tế;
- Công trình thể thao;
- Công trình văn hóa;
- Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Công trình tôn giáo: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và các công trình tôn giáo khác;
+ Công trình tín ngưỡng: Đình, đền, am, miếu, từ đường (nhà thờ họ) và các công trình tín ngưỡng khác.
...
Như vậy, người dân có quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hay nói cách khá là người dân có quyền hiến đất để xây dựng chùa.
Thủ tục hiến đất để xây dựng chùa được thực hiện như thế nào?
- Căn cứ khoản 3 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.
- Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, về việc thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản.
- Và quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 về tặng cho bất động sản như sau:
+ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
+ Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, khi người dân muốn hiến đất để xây dựng chùa phải lập thành văn bản, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng, chứng thực để xác nhận việc hiến đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?