Người dân tộc thiểu số thoát nghèo có thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?
Quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014), theo đó có thể hiểu:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
Nguyên tắc bảo hiểm y tế?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) về nguyên tắc bảo hiểm y tế, theo đó:
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
- Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
- Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
- Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và điểm b khoản 4 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 quy định về chính sách Nhà nước về bảo hiểm y tế, theo đó:
- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Người dân tộc thiểu số thoát nghèo có thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?
Nhóm người được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, theo đó:
“Điều 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.”
Như vậy những người thuộc quy định theo căn cứ ở trên sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 143/2020/BQP cũng hướng dẫn chi tiết về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trong đó có quy định về nhóm người được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, theo đó:
“Điều 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân của quân nhân tại ngũ, thân nhân của người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong Ban Cơ yếu Chính phủ, thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13, khoản 15 Điều 3; khoản 3 Điều 4 và khoản 1, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế (sau đây viết gọn là Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), gồm:
…
3. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm: Học sinh, sinh viên hệ dân sự trong các học viện, nhà trường Quân đội và Cơ yếu.
…”
Bổ sung thêm nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo 1) bổ sung thêm nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, theo đó:
“5. Người dân tộc thiểu số thoát nghèo theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025”.
Như vậy, Dự thảo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã bổ sung thêm nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Chính vì vậy, khi Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế này chính thức được thông qua thì nhóm đối tượng trên sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.
Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo 1): tại đây.
- Quyết định 861/QĐ-TTg
- khoản 2 Điều 1 của Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
- khoản 3 Điều 1 Thông tư 143/2020/BQP
- Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- điểm b khoản 4 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013
- Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008
- khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?