Danh sách 18 Bộ trưởng hiện nay là ai? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ theo quy định hiện nay?

Người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay là ai? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ? - Câu hỏi của anh Trí (Hà Nội)

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bao nhiêu Bộ và Cơ quan ngang Bộ?

Căn cứ tại Nghị quyết 08/2021/QH15, Quốc hội quyết nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ, gồm:

(1) Bộ Quốc phòng;

(2) Bộ Công an;

(3) Bộ Ngoại giao;

(4) Bộ Nội vụ;

(5) Bộ Tư pháp;

(6) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

(7) Bộ Tài chính;

(8) Bộ Công Thương;

(9) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

(10) Bộ Giao thông vận tải;

(11) Bộ Xây dựng;

(12) Bộ Tài nguyên và Môi trường;

(13) Bộ Thông tin và Truyền thông;

(14) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

(15) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

(16) Bộ Khoa học và Công nghệ;

(17) Bộ Giáo dục và Đào tạo;

(18) Bộ Y tế.

Cơ quan ngang bộ

(1) Ủy ban Dân tộc;

(2) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

(3) Thanh tra Chính phủ;

(4) Văn phòng Chính phủ.

Người đứng đầu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay là những ai?

Người đứng đầu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay là những ai?

Người đứng đầu 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ hiện nay là những ai?

Danh sách 18 Bộ và người đứng đầu hiện nay gồm:

STT

Bộ

Bộ trưởng

1

Bộ Quốc phòng

Ông Phan Văn Giang

2

Bộ Công an

Ông Tô Lâm

3

Bộ Ngoại giao

Ông Bùi Thanh Sơn

4

Bộ Nội vụ

Bà Phạm Thị Thanh Trà

5

Bộ Tư pháp

Ông Lê Thành Long

6

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ông Nguyễn Chí Dũng

7

Bộ Tài chính

Ông Hồ Đức Phớc

8

Bộ Công Thương

Ông Nguyễn Hồng Diên

9

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Lê Minh Hoan

10

Bộ Giao thông vận tải

Ông Nguyễn Văn Thắng

11

Bộ Xây dựng

Ông Nguyễn Thanh Nghị

12

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ông Đặng Quốc Khánh

13

Bộ Thông tin và Truyền thông

Ông Nguyễn Mạnh Hùng

14

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ông Đào Ngọc Dung

15

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ông Nguyễn Văn Hùng

16

Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Huỳnh Thành Đạt

17

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ông Nguyễn Kim Sơn

18

Bộ Y tế

Bà Đào Hồng Lan

Danh sách người đứng đầu 04 cơ quan ngang Bộ gồm:

STT

Cơ quan ngang Bộ

Người đứng đầu

1

Ủy ban Dân tộc

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Ông Hầu A Lềnh

2

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Bà Nguyễn Thị Hồng

3

Thanh tra Chính phủ

Tổng Thanh tra Chính phủ: Ông Đoàn Hồng Phong

4

Văn phòng Chính phủ

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Ông Trần Văn Sơn

Người đứng đầu 08 Cơ quan thuộc Chính phủ gồm những ai?

Danh sách 08 Cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu hiện nay gồm:

STT

Cơ quan thuộc Chính phủ

Người đứng đầu

1

Đài Tiếng nói Việt Nam

Tổng giám đốc Đỗ Tiến Sỹ

2

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quyền Trưởng ban Bùi Hải Sơn

3

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh

4

Thông tấn xã Việt Nam

Tổng giám đốc

5

Đài Truyền hình Việt Nam

Tổng Giám đốc Lê Ngọc Quang

6

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chủ tịch: Ông Châu Văn Minh

7

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Chủ tịch: Ông Bùi Nhật Quang

8

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chủ tịch: Ông Nguyễn Hoàng Anh

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ là gì?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
2. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
3. Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
4. Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
5. Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

Như vậy, Chính phủ phải được tổ chức và hoạt động theo 5 nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.

- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

Cơ quan ngang bộ
Các Bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu bộ, cơ quan ngang bộ?
Pháp luật
Danh sách 18 Bộ trưởng hiện nay là ai? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Công việc, nhiệm vụ của Chi Cục trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì? Các mối quan hệ trong công việc của Chi Cục trưởng thuộc Bộ là gì?
Pháp luật
Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ và phẩm chất như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan ngang bộ là gì? Chính phủ Việt Nam đang có bao nhiêu cơ quan ngang bộ và đó là những cơ quan nào?
Pháp luật
Vụ trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là ai? Vụ trưởng làm việc ở các Bộ, Cơ quan ngang bộ phải có trình độ và phẩm chất như thế nào?
Pháp luật
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong bộ máy hành chính Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ai và số lượng theo quy định là bao nhiêu người?
Pháp luật
Vị trí và chức năng của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định thế nào? Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện những công việc nào?
Pháp luật
Cục trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, phẩm chất như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ quan ngang bộ
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
16,338 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ quan ngang bộ Các Bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ quan ngang bộ Xem toàn bộ văn bản về Các Bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào