Danh sách 18 Bộ trưởng hiện nay là ai? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ theo quy định hiện nay?
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bao nhiêu Bộ và Cơ quan ngang Bộ?
Căn cứ tại Nghị quyết 08/2021/QH15, Quốc hội quyết nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 18 bộ và 04 cơ quan ngang bộ, gồm:
(1) Bộ Quốc phòng;
(2) Bộ Công an;
(3) Bộ Ngoại giao;
(4) Bộ Nội vụ;
(5) Bộ Tư pháp;
(6) Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
(7) Bộ Tài chính;
(8) Bộ Công Thương;
(9) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
(10) Bộ Giao thông vận tải;
(11) Bộ Xây dựng;
(12) Bộ Tài nguyên và Môi trường;
(13) Bộ Thông tin và Truyền thông;
(14) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
(15) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
(16) Bộ Khoa học và Công nghệ;
(17) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(18) Bộ Y tế.
Cơ quan ngang bộ
(1) Ủy ban Dân tộc;
(2) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
(3) Thanh tra Chính phủ;
(4) Văn phòng Chính phủ.
Người đứng đầu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay là những ai?
Người đứng đầu 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ hiện nay là những ai?
Danh sách 18 Bộ và người đứng đầu hiện nay gồm:
STT | Bộ | Bộ trưởng |
1 | Bộ Quốc phòng | Ông Phan Văn Giang |
2 | Bộ Công an | Ông Tô Lâm |
3 | Bộ Ngoại giao | Ông Bùi Thanh Sơn |
4 | Bộ Nội vụ | Bà Phạm Thị Thanh Trà |
5 | Bộ Tư pháp | Ông Lê Thành Long |
6 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Ông Nguyễn Chí Dũng |
7 | Bộ Tài chính | Ông Hồ Đức Phớc |
8 | Bộ Công Thương | Ông Nguyễn Hồng Diên |
9 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ông Lê Minh Hoan |
10 | Bộ Giao thông vận tải | Ông Nguyễn Văn Thắng |
11 | Bộ Xây dựng | Ông Nguyễn Thanh Nghị |
12 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Ông Đặng Quốc Khánh |
13 | Bộ Thông tin và Truyền thông | Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
14 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Ông Đào Ngọc Dung |
15 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Ông Nguyễn Văn Hùng |
16 | Bộ Khoa học và Công nghệ | Ông Huỳnh Thành Đạt |
17 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Ông Nguyễn Kim Sơn |
18 | Bộ Y tế | Bà Đào Hồng Lan |
Danh sách người đứng đầu 04 cơ quan ngang Bộ gồm:
STT | Cơ quan ngang Bộ | Người đứng đầu |
1 | Ủy ban Dân tộc | Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Ông Hầu A Lềnh |
2 | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Bà Nguyễn Thị Hồng |
3 | Thanh tra Chính phủ | Tổng Thanh tra Chính phủ: Ông Đoàn Hồng Phong |
4 | Văn phòng Chính phủ | Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Ông Trần Văn Sơn |
Người đứng đầu 08 Cơ quan thuộc Chính phủ gồm những ai?
Danh sách 08 Cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu hiện nay gồm:
STT | Cơ quan thuộc Chính phủ | Người đứng đầu |
1 | Đài Tiếng nói Việt Nam | Tổng giám đốc Đỗ Tiến Sỹ |
2 | Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh | Quyền Trưởng ban Bùi Hải Sơn |
3 | Bảo hiểm Xã hội Việt Nam | Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh |
4 | Thông tấn xã Việt Nam | Tổng giám đốc |
5 | Đài Truyền hình Việt Nam | Tổng Giám đốc Lê Ngọc Quang |
6 | Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam | Chủ tịch: Ông Châu Văn Minh |
7 | Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam | Chủ tịch: Ông Bùi Nhật Quang |
8 | Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp | Chủ tịch: Ông Nguyễn Hoàng Anh |
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
2. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
3. Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
4. Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
5. Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Như vậy, Chính phủ phải được tổ chức và hoạt động theo 5 nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
- Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?