Người lao động cần làm gì khi bị sa thải trái pháp luật? Người lao động có được bồi thường khi bị sa thải trái luật không?

Người lao động cần làm gì khi bị sa thải trái pháp luật? Người lao động có được bồi thường khi bị sa thải trái luật không? - Câu hỏi của anh Nam (Phú Nhuận)

Người lao động bị sa thải trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động sẽ bị sa thải khi thuộc các trường hợp sau:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Người lao động cần làm gì khi bị sa thải trái pháp luật? Người lao động có được bồi thường khi bị sa thải trái luật không?

Người lao động cần làm gì khi bị sa thải trái pháp luật? Người lao động có được bồi thường khi bị sa thải trái luật không?

Người lao động cần làm gì khi bị sa thải trái pháp luật?

Khiếu nại:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về trình tự thực hiện khiếu nại của người lao động

- Người lao động gửi khiếu nại lần đầu: Gửi khiếu nại tới người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của người sử dụng lao động không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai.

- Người lao động gửi khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nhờ hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động:

Ngoài ra, người lao động có thể thực hiện hòa giải với người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, Điều 189 Bộ luật Lao động 2019

Theo đó, tranh chấp về kỷ luật sa thải có thể sử dụng cách hòa giải để giải quyết tranh chấp.

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 và quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tố giác tới Cơ quan công an:

Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sa thải trái pháp luật đối với người lao động gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định với mức phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Như vậy, trường hợp bị sa thải trái quy định pháp luật mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì người lao động có thể tố giác tới cơ quan điều tra để xử lý hành vi vi phạm của người sử dụng lao động.

Người lao động có được bồi thường khi bị sa thải trái luật không?

Đối với việc sa thải trái pháp luật được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp buộc phải nhận lại người lao động, đồng thời phải bồi thường cho người lao động những khoản tiền sau:

- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.

- Trả thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động.

Nếu người lao động không muốn làm việc tại doanh nghiệp đó nữa thì ngoài 02 khoản tiền được bồi thường trên, người lao động còn được trả trợ cấp thôi việc.

Sa thải người lao động thông qua lời nói có xem là trái pháp luật không?

Nếu người lao động thuộc một trong 11 trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động có quyền sa thải.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, việc xử lý kỷ luật lao động nói chung cũng như kỷ luật sa thải đều phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Điều này.

Theo đó, việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động phải đảm bảo sự có mặt của phía người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phải được lập thành biên bản, không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm.

Đồng thời, việc xử lý kỷ luật sa thải phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về kỷ luật lao động với các bước sau:

- Xác nhận hành vi vi phạm.

- Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động.

- Ban hành quyết định xử lý kỷ luật.

- Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật.

Như vậy, người sử dụng lao động phải tiến hành các bước trên và ban hành quyết định sa thải gửi tới người lao động thì mới coi là sa thải đúng quy định.

Do đó, việc sa thải bằng miệng là trái pháp luật. Đây cũng là một trong những hành vi bị xử phạt hành chính tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;

Như vậy, người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động khi người lao động đó vi phạm các trường hợp bị kỷ luật sa thải, đồng thời việc sa thải người lao động phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Nếu sa thải bằng miệng hay hình thức khác không đúng quy định pháp luật, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.

Xử lý kỷ luật sa thải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người lao động tự ý bỏ việc bao lâu thì bị xử lý kỷ luật sa thải?
Pháp luật
Có được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động?
Pháp luật
Mẫu biên bản họp xử lý kỷ luật sa thải người lao động dành cho doanh nghiệp? Người ghi biên bản họp phải là ai?
Pháp luật
Có được xử lý kỷ luật sa thải khi nhân viên lợi dụng thời gian làm việc của công ty để làm việc riêng không?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch đi công tác 2024 file word, pdf mới nhất hiện nay? Người lao động không lập mẫu kế hoạch đi công tác có bị xử lý kỷ luật sa thải không?
Pháp luật
Người lao động bị xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải thì có được khởi kiện thẳng đến Tòa án mà không cần trải qua thủ tục hòa giải không?
Pháp luật
Người lao động có bị xử lý kỷ luật sa thải khi bị công an phạt hành chính ở địa phương về hành vi đánh bạc không?
Pháp luật
Nhân viên ăn không ngồi rồi không hoàn thành công việc được giao thì có bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải không?
Pháp luật
Công ty có được sa thải người lao động từ chối chuyển vị trí làm việc so với hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Có được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người sử dụng lao động không?
Pháp luật
Người lao động tự ý bỏ việc bao nhiêu ngày trong 01 tháng thì bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật sa thải
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
29,294 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật sa thải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật sa thải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào