Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024?

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024? - Câu hỏi của chị D.H (Lâm Đồng).

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024?

Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định công việc có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn như sau:

- Làm việc tại sân bay;

- Luyện, cán thép;

- Khai khoáng, mỏ;

- Dệt;

- Xây dựng;

- Cơ khí;

- Huấn luyện bắn súng;

- Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với tiếng ồn.

Như vậy, người lao động làm các nghề, công việc trên có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn.

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024?

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024?

Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn thì cần làm gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT, số thứ tự Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định người lao động được chẩn đoán mắc bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn thì cần phải làm những việc như sau:

- Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó cụ thể là tiếng ồn trong môi trường lao động căn cứ theo Mục 2 Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT;

- Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;

- Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ như sau:

Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Như vậy, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để chi trợ cấp hàng tháng.

Bên cạnh đó, tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội.
6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
Pháp luật
Khi giám định bệnh nghề nghiệp thì có cần giấy chứng nhận thương tích không? Trường hợp bệnh nghề nghiệp tái phát thì hồ sơ khám giám định lại gồm những gì?
Pháp luật
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định hiện nay cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Người lao động mất do bệnh nghề nghiệp thì gia đình có được hưởng chế độ gì từ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện và mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động năm 2022? Hồ sơ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mắc bệnh đục thể thủy tinh có được công nhận là bệnh nghề nghiệp không? Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với bệnh đục thể thủy tinh là gì?
Pháp luật
Điều kiện và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2022 được quy định như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Người lao động bị bệnh lao mà môi trường làm việc không có yếu tố bị bệnh thì có được xem là bệnh lao nghề nghiệp không?
Pháp luật
Bị suy giảm khả năng lao động 16% khi giám định lần hai thì mức bồi thường bệnh nghề nghiệp cho người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Công ty tôi muốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng bình thường thì phải làm những thủ tục gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp
4,214 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào