Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không?

Cho hỏi người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không? - Câu hỏi của anh Hùng tại Hà Nội.

Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không?

Căn cứ Điều 71 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm:

- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;

- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;

- Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

- Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;

- Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;

- Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, người lao động tham gia ý kiến theo đề nghị của tổ chức đại diện người lao động đối với những nội dung như sau:

- Nội dung, hình thức thỏa ước lao động tập thể;

- Nội dung, hình thức đối thoại tại doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương nhằm phát huy và thực hiện tính dân chủ tại cơ sở.

Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không?

Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có được tham gia ý kiến xây dựng thang lương, bảng lương hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước tham gia ý kiến bằng những hình thức nào trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?

Căn cứ Điều 72 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:

Hình thức người lao động tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
1. Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
2. Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
3. Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;
4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
5. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Theo đó, hình thức mà người lao động ở doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến trong thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:

- Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;

- Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

- Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;

- Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;

- Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Đối thoại tại nơi làm việc giữa doanh nghiệp nhà nước với người lao động được tổ chức định kỳ khi nào?

Căn cứ Điều 73 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:

Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo định kỳ hằng năm; tổ chức đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật để chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo định kỳ hằng năm.

Ngoài ra thì một hoặc các bên tại Doanh nghiệp nhà nước cũng có thể yêu cầu tổ chức đối thoại để chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

Doanh nghiệp nhà nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp nhà nước
Thang lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức nào theo quy định pháp luật doanh nghiệp?
Pháp luật
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có thể cùng một lúc làm người đại diện theo pháp luật của công ty khác được không? Theo Luật Doanh nghiệp 2022 thì doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì?
Pháp luật
Thế nào là doanh nghiệp nhà nước? Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Trình tự thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp Nhà nước được quy định ra sao? Mua sắm sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp Nhà nước thì áp dụng hình thức đấu thầu nào?
Pháp luật
Mẫu giấy thông báo về việc đăng ký lại chi nhánh của công ty nhà nước chưa chuyển đổi là mẫu nào?
Pháp luật
Khi chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ người lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?
Pháp luật
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thông qua những hình thức nào?
Pháp luật
Chế độ báo cáo của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào theo Nghị định 59?
Pháp luật
Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức nào?
Pháp luật
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào về thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước
2,222 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhà nước Thang lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp nhà nước Xem toàn bộ văn bản về Thang lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào