Người nộp thuế phá sản có được cơ quan thuế khoanh tiền thuế nợ hay không? Hồ sơ khoanh nợ đối với người nộp thuế phá sản được quy định như thế nào?
Người nộp thuế phá sản có được cơ quan thuế khoanh tiền thuế nợ và xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 94/2019/QH14 có quy định về đối tượng được xử lý nợ như sau:
Đối tượng được xử lý nợ
Đối tượng được xử lý nợ là người nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp và thuộc một trong các trường hợp dưới đây, phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước:
...
3. Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc đã bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Đồng thời tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 94/2019/QH14 quy định về biện pháp xử lý nợ như sau:
Các biện pháp xử lý nợ
1. Khoanh nợ tiền thuế kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 4 của Nghị quyết này.
Điều kiện khoanh nợ tiền thuế cho từng đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp còn nợ trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 4 của Nghị quyết này, bảo đảm điều kiện sau đây:
a) Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này có giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật;
b) Người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị quyết này có quyết định giải thể hoặc thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
c) Người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết này đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc Tòa án có thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
d) Người nộp thuế quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết này không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh và có biên bản xác nhận giữa cơ quan quản lý thuế với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc hoặc cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
Theo đó, trường hợp người nộp thuế là người đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Tòa án có thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thì thuộc trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho khoanh tiền thuế nợ và xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp.
Người nộp thuế phá sản có có được cơ quan thuế khoanh tiền thuế nợ hay không? Hồ sơ khoanh nợ đối với người nộp thuế phá sản được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khoanh nợ đối với người nộp thuế phá sản được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 69/2020/TT-BTC có quy định hồ sơ khoanh nợ tiền thuế phát sinh trước 01/7/2020 đối với người nộp thuế phá sản bao gồm:
- Thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhưng người nộp thuế chưa được xử lý xóa nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (nếu có);
- Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế phá sản được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 69/2020/TT-BTC có quy định hồ sơ xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước 01/7/2020 đối với người nộp thuế phá sản bao gồm:
- Văn bản đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế theo mẫu số 01/VBĐN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thông báo của Tòa án có thẩm quyền về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án nhưng người nộp thuế chưa được xử lý xóa nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (nếu có);
- Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
- Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký trừ trường hợp người nộp thuế đã có Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa án;
- Văn bản công khai danh sách người nộp thuế được đề nghị xóa nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?