Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cần xuất trình gì khi đến khám bệnh, chữa bệnh?
- Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cần xuất trình gì khi đến khám bệnh, chữa bệnh?
- Tải về Mẫu Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế?
- Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thực hiện ra sao?
- Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế thực hiện ra sao?
Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cần xuất trình gì khi đến khám bệnh, chữa bệnh?
Căn cứ theo khoản 1 Mục II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài chính y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4524/QĐ-BYT năm 2023 có quy định:
6.3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan BHXH ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
Như vậy, theo hướng dẫn mới nhất liên quan đến trình tự thực hiện thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình 02 loại giấy tờ sau:
(1) Giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan BHXH ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP
(2) Giấy tờ chứng minh về nhân thân
Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cần xuất trình gì khi đến khám bệnh, chữa bệnh? (Hình ảnh từ Internet)
Tải về Mẫu Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế?
Căn cứ theo khoản 1 Mục II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài chính y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4524/QĐ-BYT năm 2023 thì mẫu Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế được ban hành kèm theo Quyết định 4524/QĐ-BYT năm 2023.
Tải về Mẫu Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thực hiện ra sao?
Căn cứ theo nội dung quy định tại tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023.
Thủ tục cấp lại thẻ BHYT hiện nay bao gồm những bước sau:
Bước 1: Đối với Người tham gia BHYT
Người tham gia BHYT cần cấp lại thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện và thực hiện các công việc sau:
- Ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành);
- Nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện;
- Chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Bước 2: Đối với cơ quan BHXH:
- Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện:
+ Kiểm tra, tiếp nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT;
+ Ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP;
+ Ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp lại thẻ BHYT. Tổ chức BHYT cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Thẻ BHYT được cấp lại trong trường hợp sau đây: Người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT, trường hợp thẻ BHYT bị lỗi do tổ chức BHYT hoặc cơ quan lập danh sách.
- Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hường quyền lợi BHYT
Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế thực hiện ra sao?
Căn cứ theo nội dung quy định tại tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023.
Thủ tục đổi lại thẻ BHYT hiện nay bao gồm những bước sau:
Bước 1: Đối với Người tham gia BHYT
Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện và thực hiện thủ tục sau:
+ Ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
+ Nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện;
+ Chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Bước 2: Đối với cơ quan BHXH:
- Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện:
+ Kiểm tra, tiếp nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT;
+ Ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP;
+ Ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ tổ chức BHYT đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp sau đây:
- Rách, nát hoặc hỏng;
- Thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu;
-Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị phạt bao nhiêu 2025? Ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn phạt bao nhiêu?
- Miễn thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập 2025 mấy năm? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp thuế môn bài không?
- Lỗi ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h phạt bao nhiêu 2025? Ô tô chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (tham khảo) mới nhất?
- AQI là gì? Chất lượng không khí bao nhiêu gây nguy hiểm sức khỏe con người theo quy định pháp luật?