Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được nhận chế độ, chính sách như thế nào?
- Nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ như thế nào?
- Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được nhận chế độ, chính sách như thế nào?
- Biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ là những biện pháp nào?
- Điều kiện bảo đảm hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ là gì?
Nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định 03 nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ.
- Thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.
Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được nhận chế độ, chính sách như thế nào? (Hình từ Internet)
Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được nhận chế độ, chính sách như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được nhận chế độ, chính sách như sau:
- Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Trường hợp người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ mà bị thương hoặc hy sinh thì được xem xét, công nhận là thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh hoặc được công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ là những biện pháp nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ bao gồm:
- Giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác để kiểm tra.
- Cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ.
- Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Trình tự, thủ tục bắt giữ, khám xét người có hành vi chống người thi hành công vụ, khám phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm.
+ Trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục.
- Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
Đối với các vụ án chống người thi hành công vụ, đề nghị Tòa án có thẩm quyền tăng cường tổ chức xét xử lưu động để góp phần phòng ngừa, giáo dục chung.
Điều kiện bảo đảm hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định điều kiện bảo đảm hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công như sau:
- Kinh phí phục vụ hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật cho người thi hành công vụ để thi hành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?