Người thôi việc sau khi đi học nghề có được tính thâm niên công tác trong thời gian đi học nghề?
Người thôi việc sau khi đi học nghề có được tính thâm niên công tác trong thời gian đi học nghề?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP về chính sách thôi việc sau khi đi học nghề như sau:
Chính sách thôi việc
...
2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng mức lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người thôi việc sau khi đi học nghề sẽ không được tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.
Người thôi việc sau khi đi học nghề có được tính thâm niên công tác trong thời gian đi học nghề? (Hình từ Internet)
Thôi việc sau khi đi học nghề có được bảo lưu thời gian đóng BHXH?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có xác định về chính sách thôi việc cho đối tượng tinh giản biên chế như sau:
Chính sách thôi việc
...
3. Các đối tượng thôi việc quy định tại khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp số bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người thôi việc do tinh giản biên chế được phép bảo lưu thời gian đóng BHXH và cấp số BHXH.
Trường hợp không bảo lưu thời gian đóng BHXH thì có thể lựa chọn rút BHXH 1 lần.
Có mấy nguyên tắc thực hiện tinh giản biên chế hiện nay?
Nguyên tắc tinh giản biên chế được quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP với 06 nguyên tắc chính.
Cụ thể như sau:
Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
Như vậy, việc thực hiện tinh giản biên chế cần tuân theo các nguyên tắc nêu trên.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
Đối tượng nào chưa thực hiện ngay tinh giản biên chế?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Như vậy, người thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì dù thuộc đối tượng tinh giản biên chế cũng sẽ chưa được xem xét thực hiện tinh giản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?