Người vi phạm giao thông đường thủy cố tình không ký vào biên bản thì tiến hành xử lý như thế nào?
Người vi phạm giao thông đường thủy cố tình không ký vào biên bản thì bị xử lý như thế nào?
Tại điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về trường hợp cố tình không ký vào biên bản như sau:
Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát
...
2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản:
...
c) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản thì cán bộ lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến ký xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền quyết định xử phạt hoặc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi hình làm cơ sở xử lý; không tẩy xóa, sửa chữa các nội dung đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
Theo đó, trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản thì cán bộ lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến ký xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền quyết định xử phạt hoặc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi hình làm cơ sở xử lý; không tẩy xóa, sửa chữa các nội dung đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
Người vi phạm giao thông đường thủy cố tình không ký vào biên bản thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cảnh sát giao thông đường thủy được dừng phương tiện để kiểm soát?
Tại Điều 8 Thông tư 36/2023/TT-BCA quy định về việc dừng phương tiện giao thông đường thủy để kiểm soát:
Dừng phương tiện để kiểm soát
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận các dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Thực hiện chỉ đạo, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, phương án công tác của Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị dừng phương tiện của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, cơ quan chức năng liên quan để kiểm soát phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
d) Tin báo, tố giác về vi phạm pháp luật liên quan đến người và phương tiện tham gia giao thông.
...
Theo quy định trên, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận các dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Thực hiện chỉ đạo, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, phương án công tác của Thủy đoàn trưởng; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt.
- Có văn bản đề nghị dừng phương tiện của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, cơ quan chức năng liên quan để kiểm soát phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Tin báo, tố giác về vi phạm pháp luật liên quan đến người và phương tiện tham gia giao thông.
Quy trình tiến hành kiểm soát phương tiện giao thông đường thủy được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 36/2023/TT-BCA, quy định về quy trình tiến hành kiểm soát phương tiện giao thông đường thủy như sau:
- Sau khi phát hiệu lệnh dừng phương tiện, cán bộ thuộc Tổ tuần tra, kiểm soát hướng dẫn cho phương tiện tiếp bờ, cập cầu tàu (nếu kiểm tra tại Trạm) hoặc cặp mạn vào phương tiện tuần tra, kiểm soát.
Trường hợp nơi dừng phương tiện bị kiểm tra có mớn nước sâu, địa hình phức tạp, luồng hẹp, khan cạn hoặc việc dừng lại của phương tiện gặp khó khăn thì thông báo cho người điều khiển phương tiện giảm tốc độ và điều khiển phương tiện tuần tra, kiểm soát áp mạn của phương tiện cần kiểm soát;
- Tổ trưởng và tổ viên được phân công lên phương tiện, gặp chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện, tùy từng trường hợp cụ thể Tổ trưởng hoặc tổ viên được phân công có thể thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói, giới thiệu cấp bậc, họ tên, chức vụ, đơn vị công tác; thông báo lý do, nội dung kiểm soát và yêu cầu chấp hành việc kiểm soát; tiến hành kiểm soát theo quy định;
- Nội dung và phương pháp kiểm soát trên phương tiện:
+ Kiểm soát giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người đi trên phương tiện; kiểm soát hàng hóa chở trên phương tiện, giấy tờ của hàng hóa và các loại giấy tờ khác có liên quan theo quy định (sau đây viết gọn là giấy tờ). Khi kiểm soát giấy tờ phải đối chiếu với thực tế và xác định tính hợp pháp của giấy tờ;
+ Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện: Kiểm soát bằng quan sát, đối chiếu thực tế với giấy tờ của phương tiện hoặc bằng thiết bị kỹ thuật theo trình tự từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Khi cần thiết phải kiểm tra trên cơ sở dữ liệu hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn giám định;
+ Kiểm soát an toàn vận tải: Độ chìm của phương tiện so với vạch dấu mớn nước an toàn; chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật, số người thực tế so với sức chở của phương tiện và các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải;
+ Kiểm soát những nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
Khi kiểm soát phải có mặt đại diện chủ phương tiện hoặc thuyền viên, người điều khiển phương tiện. Trường hợp không có mặt của những người trên, việc kiểm soát phải có đại diện chính quyền cơ sở nơi kiểm soát hoặc ít nhất một người chứng kiến.
Sau khi các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng hiệu lực, giá trị sử dụng của các giấy tờ nêu trên (tạm giữ, tước quyền sử dụng, thu hồi, tịch thu, mất) thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ bằng bản giấy.
- Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ thì kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó.
Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông cung cấp thông tin của các giấy tờ trong tài khoản định danh điện tử thì kiểm tra, đối chiều thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử.
Quá trình kiểm soát, nếu phát hiện tài khoản định danh điện tử có dấu hiệu làm giả hoặc tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ, tước, thu hồi, tịch thu giấy tờ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân xuất trình các giấy tờ đó để xử lý theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp kiểm soát phương tiện vận chuyển chất cháy, chất nổ, chất độc hại hoặc hàng hóa nguy hiểm khác thì phải có biện pháp an toàn đưa phương tiện ra xa khu dân cư hoặc nơi vắng người để tiến hành kiểm soát; trường hợp cần thiết phải đề nghị cơ quan chuyên môn tham gia vào hoạt động kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?