Nguồn gốc của Lễ hội chùa Hương? Phần lễ của Lễ hội chùa Hương gồm những gì? Chùa có phải là cơ sở tôn giáo không?

Nguồn gốc của Lễ hội chùa Hương? Phần lễ của Lễ hội chùa Hương gồm những gì? Chùa có phải là cơ sở tôn giáo không?

Nguồn gốc của Lễ hội chùa Hương? Phần lễ của Lễ hội chùa Hương gồm những gì?

Có thể tham khảo nguồn gốc của Lễ hội chùa Hương, phần lễ của Lễ hội chùa Hương như sau:

(1) Nguồn gốc của Lễ hội chùa Hương

- Lễ hội Chùa Hương có nguồn gốc từ thời kỳ khoảng năm 1770, theo truyền thuyết về chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Khi ông tuần du cùng quân dưới trướng đến Trần Sơn Nam, ông đã đến động Hương Tích để thắp hương và tận hưởng không khí thanh tịnh.

Đây được xem là sự kiện quan trọng đánh dấu sự kết nối giữa vị vua và địa điểm linh thiêng này. Ông đã góp phần quan trọng vào việc đưa động Hương Tích trở thành một di tích lớn, là nền tảng cho sự phát triển về sau.

Lễ hội chùa Hương là một lễ hội lớn ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm và thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội.

(2) Phần lễ của Lễ hội chùa Hương

- Phần lễ của lễ hội Chùa Hương bao gồm:

Phần lễ của lễ hội chùa Hương rất đặc sắc và thể hiện trọn vẹn tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người miền Bắc nói riêng.

+ Hội chùa Hương bắt đầu vào mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) với lễ khai sơn hay còn gọi lễ mở cửa rừng ở làng Yến Vỹ và Phú Yên. Nghi lễ khai sơn vốn là nghi lễ nông nghiệp của người Việt cổ để tạ thần núi, tạ chúa sơn lâm và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, gặp nhiều may mắn.

+ Ngày nay, lễ khai sơn chứa hàm ý mới là mở cửa chùa, khai lễ. Buổi lễ sẽ trưng bày hương, đèn, nến, hoa, hoa quả, đồ chay…, sau đó các vị tăng ni mặc áo cà sa tiến hành cúng bái theo nghi thức.

+ Ngoài ra, trong ngày khai hội cũng có lễ hội dâng hương để tưởng nhớ các vị tướng của vua Hùng do nhà chức trách của địa phương tổ chức.

(3) Trò chơi tại Lễ hội chùa Hương

Phần hội của lễ hội chùa Hương cũng đặc sắc không kém và là phần thu hút đông đảo du khách tham gia. Cụ thể, phần hội sẽ bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí diễn ra trên các tuyến đường, thôn làng của xã Hương Tích. Chẳng hạn như chèo thuyền, leo núi, hát chầu văn…

Vào những ngày này, khi đi dọc trên các bến đò hay tuyến đường của Hương Tích, du khách luôn luôn nghe được những làn điệu dân ca hát chèo, hát xẩm rất độc đáo và thú vị. Lễ chùa Hương ngày càng tấp nập và đông vui đến tháng 3 mới “hạ nhiệt”.

(4) Ý nghĩa của Lễ hội Chùa Hương

Chùa Hương không chỉ đơn thuần là một sự kiện tôn giáo, mà còn mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, tâm linh và đoàn kết cộng đồng.

Lễ hội Chùa Hương thường đi kèm với các hoạt động tôn giáo như lễ cúng, thả đèn lồng, và diễu hành lễ Phật. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng thành và sùng kính đối với các vị thánh, cũng như để tìm kiếm sự an lạc và bình yên trong tâm linh. Đây cũng là nơi nhiều nét văn hóa dân gian được sống lại. Từ diễu hành múa rồng, múa lân cho đến các biểu diễn nghệ thuật dân gian. Nó là cơ hội để du khách và cộng đồng tận hưởng và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Nguồn gốc của Lễ hội chùa Hương? Phần lễ của Lễ hội chùa Hương gồm những gì? Chùa có phải là cơ sở tôn giáo không?

Nguồn gốc của Lễ hội chùa Hương? Phần lễ của Lễ hội chùa Hương gồm những gì? Chùa có phải là cơ sở tôn giáo không? (Hình ảnh Internet)

Chùa có phải là cơ sở tôn giáo không?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
15. Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, chùa là cơ sở tôn giáo.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

Lễ hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn gốc của Lễ hội chùa Hương? Phần lễ của Lễ hội chùa Hương gồm những gì? Chùa có phải là cơ sở tôn giáo không?
Pháp luật
Lễ hội Yên Tử 2025 ngày nào, kéo dài bao lâu? Lễ khai mạc Hội Xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày nào?
Pháp luật
Tết Khai hạ là gì? Tết khai hạ có ý nghĩa gì? Tết khai hạ diễn ra khi nào? Tết Khai hạ có phải là ngày là lễ lớn của Việt Nam không?
Pháp luật
Lễ hội Gò Đống Đa là gì? Lễ hội Gò đống đa 2025 được tổ chức vào ngày nào? Ý nghĩa Lễ hội Gò Đống Đa?
Pháp luật
Ngày vía Quan Âm năm 2024 là ngày nào? Tổng hợp các ngày vía Quan Âm trong năm là những ngày nào?
Pháp luật
Lễ Halloween năm 2023 rơi vào thứ mấy? Halloween có phải ngày lễ chính thống theo pháp luật hiện nay hay không?
Pháp luật
Lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực diễn ra vào ngày nào? Lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực diễn ra ở đâu?
Pháp luật
Lễ hội Đền Cổ Loa được tổ chức vào thời điểm nào theo Kế hoạch 24/KH-UBND do Thành phố Hà Nội ban hành?
Pháp luật
Lịch tổ chức Festival Huế 2024 như thế nào? Sẽ có các chương trình, hoạt động nào được diễn ra vào Festival Huế 2024?
Pháp luật
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 tổ chức ở đâu? Địa điểm diễn ra sự kiện Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ hội
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
6 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào