Nguồn gốc Lễ Phật Đản là gì? Vào dịp Đại Lễ Phật Đản 2024 người lao động có được nghỉ làm không?
Nguồn gốc Lễ Phật Đản là gì?
Xem thêm:
>> Lễ Phật đản 2024 là ngày gì?
>> Phật lịch năm 2024 là năm thứ bao nhiêu? Phật lịch khác gì với Phật đản?
Lễ Phật Đản 2024 (Đại Lễ Phật Đản) sẽ được tổ chức vào Thứ 4 ngày 15 tháng 4 âm lịch (tức ngày 22/5/2024 dương lịch).
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch.
Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch.
Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Tích Lan từ 25/5 đến 8/6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch.
Từ đó các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 dương lịch).
Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính.
Sau khi đất nước thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Việt nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 4, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật; lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong thân thể và tâm hồn trong sạch khi được dòng nước thơm và trong lành gột rửa. Lễ tắm Phật với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử.
Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố,các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông,hồ, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa,…
Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp,xây dựng địa phương… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo.
Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ
Nguồn gốc Lễ Phật Đản là gì? Vào dịp Đại Lễ Phật Đản 2024 người lao động có được nghỉ làm không? (Hình từ Internet)
Dịp Đại Lễ Phật Đản 2024 người lao động có được nghỉ làm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động không được phép nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong dịp Đại Lễ Phật Đản 2024.
Nếu ngày Đại Lễ Phật Đản 2024 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm việc.
Tuy nhiên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ làm vào dịp Đại Lễ Phật Đản 2024 theo diện phép năm (có hưởng lương) và nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Căn cứ Điều 115, Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ra sao?
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người hiện nay được quy định như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo.
- Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Những đối tượng sau có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù;
+ Người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?