Nguồn tài chính cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng được lấy từ đâu?
- Tài chính cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng được lấy từ đâu?
- Trách nhiệm bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Tài chính cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng được lấy từ đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 54 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Bảo đảm về tài chính cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tính vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị, do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định về công tác tài chính của Bộ Quốc phòng; được huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Hàng năm, cơ quan, đơn vị được giao thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng về công tác tài chính, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy theo quy định trên kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng được lấy từ hai nguồn sau:
- Do ngân sách nhà nước cấp.
- Được huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Tài chính cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng được lấy từ đâu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 49 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định trách nhiệm bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng như sau:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong Quân đội, trong đó chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị, tổ chức pháp chế, cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật giữ vai trò nòng cốt.
- Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một nội dung trong nghị quyết và trong kế hoạch công tác thường xuyên.
- Tổ chức pháp chế, cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, cơ quan chính trị và cơ quan, đơn vị liên quan định kỳ, đột xuất thông tin, báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị với thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình.
Xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 52 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định thực hiện xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng như sau:
- Chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật, công nhận tuyên truyền viên pháp luật quy định tại Thông tư 42/2016/TT-BQP, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức pháp chế, cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý.
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý.
+ Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý.
+ Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất về kết quả xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật với cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức pháp chế, nơi không có tổ chức pháp chế thì cơ quan được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, tham mưu giúp chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 52 Thông tư 42/2016/TT-BQP và các nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.
+ Thường xuyên tổ chức rà soát, nắm chắc, thực hiện đúng quy định về công nhận và miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật, công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
+ Báo cáo kết quả xây dựng, củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật với cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?