Nguồn tài chính hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế được quy định như thế nào? Quỹ bảo tồn di sản Huế chi cho những chế độ nào?
- Nguồn tài chính hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế được quy định như thế nào?
- Quỹ bảo tồn di sản Huế chi cho những chế độ nào?
- Cơ quan điều hành Quỹ bảo tồn di sản Huế phải lập những kế hoạch tài chính nào?
- Quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ, hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế như thế nào?
Nguồn tài chính hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 84/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn tài chính
1. Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không bao gồm ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế).
2. Nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm tự nguyện hoặc tài trợ có mục đích.
3. Nguồn lãi từ tài khoản tiền gửi (nếu có).
4. Nguồn tồn dư Quỹ hàng năm.
5. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
Theo như quy định trên thì nguồn tài chính hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ được lấy từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước (trừ ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế); nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ trong, ngoài nước; nguồn lãi từ khoản tiền gửi; nguồn tồn dư Quỹ hằng năm và các nguồn hợp pháp khác.
Nguồn tài chính hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế được quy định như thế nào? Quỹ bảo tồn di sản Huế chi cho những chế độ nào? (Hình từ Internet)
Quỹ bảo tồn di sản Huế chi cho những chế độ nào?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 84/2022/NĐ-CP quy định về nội dung chi của Quỹ bảo tồn di sản Huế như sau:
- Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế do nhà nước quản lý và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ.
- Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế không do nhà nước quản lý.
- Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế cụ thể theo yêu cầu của bên tài trợ.
- Kinh phí chi hoạt động của Quỹ, gồm: chi chế độ phụ cấp theo quy định, chi văn phòng phẩm, chi chế độ hội họp và các khoản chi cần thiết khác do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định.
Kinh phí chi hoạt động của Quỹ được bố trí trong chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
Theo đó, Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ sử dụng kinh phí để chi thực hiện những chế độ, hoạt động như trên.
Cơ quan điều hành Quỹ bảo tồn di sản Huế phải lập những kế hoạch tài chính nào?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 84/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán
1. Chế độ tài chính:
a) Hàng năm, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ lập kế hoạch tài chính gồm: kế hoạch hoạt động, kế hoạch thu, kế hoạch chi tài chính gửi Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao để trình Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định.
|b) Hàng năm, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
c) Tồn dư Quỹ cuối năm trước được chuyển sang năm sau.
2. Chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản và công khai tài chính:
a) Thực hiện công tác hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
c) Thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.
Theo như quy định trên thì cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ bảo tồn di sản Huế phải lập kế hoạch hoạt động, kế hoạch thu, kế hoạch chi tài chính.
Quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ, hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế như thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 84/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo, phê duyệt dự toán, quyết toán
1. Hằng năm, vào thời điểm yêu cầu xây dựng dự toán ngân sách theo quy định, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ có trách nhiệm báo cáo đánh giá tình hình thu, chi của Quỹ năm hiện hành và dự kiến thu, chi của Quỹ năm dự toán theo biểu mẫu do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định, gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm hiện hành, kế hoạch tài chính năm sau và quyết toán thu, chi quỹ để báo cáo Chính phủ cùng với báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
3. Việc sử dụng từ Quỹ bảo tồn di sản Huế để thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định tại Điều 8 Nghị định này được quyết toán như sau:
a) Đối với các nhiệm vụ chi sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước được quyết toán theo quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng, đầu tư công và ngân sách nhà nước.
b) Đối với các nhiệm vụ chi sử dụng nguồn vốn từ Quỹ không có nguồn gốc ngân sách nhà nước quyết toán theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, xây dựng và theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có).
4. Kết thúc năm, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ có trách nhiệm báo cáo quyết toán thu, chi của Quỹ theo biểu mẫu do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định gửi Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao để trình Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong quý I năm sau. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo, tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán Quỹ theo quy định hiện hành.
5. Đối với nguồn thu, chi của Quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, kết thúc năm, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ có trách nhiệm báo cáo quyết toán gửi cơ quan tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước và tổng hợp vào quyết toán ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định hiện hành.
Như vậy, việc quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ, hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế được thực hiện như sau:
- Đối với các nhiệm vụ chi sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước được quyết toán theo quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng, đầu tư công và ngân sách nhà nước.
- Đối với các nhiệm vụ chi sử dụng nguồn vốn từ Quỹ không có nguồn gốc ngân sách nhà nước quyết toán theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, xây dựng và theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có).
Nghị định 84/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?