Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quản lý, sử dụng theo chế độ thế nào tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP?

Cho tôi hỏi: Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quản lý, sử dụng theo chế độ thế nào tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP? - Câu hỏi của anh L.P (Mộc Châu)

Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được nộp vào đâu?

Căn cứ quy định tại Điều 30 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:

Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Mức thu từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 1% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
2. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm nộp số tiền quy định tại khoản 1 Điều này vào Tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ được nộp vào tài khoản của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương.

Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quản lý, sử dụng theo chế độ thế nào tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP?

Nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quản lý, sử dụng theo chế độ thế nào tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Chế độ quản lý nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định 67/2023/NĐ-CP như sau:

Chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải bảo đảm minh bạch, đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng như sau:
a) Chi hỗ trợ mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Tối đa không quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Việc mua sắm trang thiết bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Chi hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung và mức chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
c) Chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ: Tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
d) Chi hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy: Tối đa không quá 5% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Trong đó:
Chi khen thưởng thường xuyên: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Chi khen thưởng đột xuất cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia phòng cháy, chữa cháy: Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ thành tích của các tổ chức, cá nhân, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quyết định những trường hợp cụ thể được khen thưởng và mức khen thưởng đột xuất.
3. Hàng năm, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Bộ Công an lập dự toán thu từ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, tổng hợp chung vào dự toán của Bộ Công an, gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để tổng hợp, theo dõi.
4. Việc quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn hiện hành. Bộ Công an có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định quyết toán năm đối với nguồn kinh phí thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho các đơn vị trực thuộc; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm vào nguồn kinh phí khác được để lại, gửi Bộ Tài chính cùng với thời điểm nộp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước để tổng hợp, theo dõi.
5. Số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy cuối năm chưa sử dụng hết cho từng nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật. Sau 5 năm, trường hợp kinh phí thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không sử dụng hết, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, đánh giá nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, báo cáo Chính phủ điều chỉnh tỷ lệ trích nộp cho phù hợp.

Như vậy, vệc quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải bảo đảm minh bạch, đúng mục đích theo nội dung quy định nêu trên.

Đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định gồm những gì?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.

Cụ thể, bao gồm:

- Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

- Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Bảo hiểm cháy nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Huỷ bỏ bảo hiểm cháy nổ trong trường hợp nào?
Pháp luật
18 cơ sở nào bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ theo Nghị định 67? Không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Có được xem là tài sản cố định vô hình đối với chi phí mua bảo hiểm cháy nổ gần 200 triệu không?
Pháp luật
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có bao gồm chi phí mua bảo hiểm cháy nổ theo Luật Nhà ở mới?
Pháp luật
Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP? Đối tượng bảo hiểm cháy nổ được quy định ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có phải nộp phí hoạt động phòng cháy chữa cháy cho nhà nước không?
Pháp luật
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu đối với rạp chiếu phim 700 chỗ ngồi mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận được xác định như nào?
Pháp luật
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản được quy định thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm cháy nổ? Trường hợp động đất, núi lửa có thuộc phạm vi bảo hiểm không?
Pháp luật
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm cháy nổ
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
621 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm cháy nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm cháy nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào