Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải?
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức khai thác và nguồn thu từ tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;
b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
2. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
b) Tiền thu từ giá sử dụng, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
3. Đối với các tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải phục vụ mục đích công cộng, không áp dụng các phương thức khai thác tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định; không phải lập Đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Mục này. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc phạm vi quản lý phục vụ mục đích công cộng, không áp dụng các phương thức khai thác tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản.
Như vậy theo quy định trên nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
- Phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
- Tiền thu từ giá sử dụng, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Cơ quan được giao quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản trong các trường hợp sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến an ninh quốc gia;
b) Áp dụng phương thức trực tiếp khai thác hiệu quả hơn phương thức quy định tại các điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
c) Không có tổ chức đăng ký thực hiện phương thức quy định tại các điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Đề án khai thác tài sản theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
c) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4. Lập, phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 3 Điều này, báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan có trách nhiệm cho ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ về Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến của các cơ quan có liên quan) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc có văn bản chỉ đạo trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
5. Căn cứ Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản theo Đề án được duyệt và quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải khác còn lại.
Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản gồm những nội dung sau:
- Thông tin của bên cho thuê;
- Thông tin của doanh nghiệp được thuê quyền khai thác tài sản;
- Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác;
- Thời hạn cho thuê; giá cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; phương thức và thời hạn thanh toán; trách nhiệm bảo trì và các nội dung cần thiết khác;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?