Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì? Học sinh đánh nhau, gây thương tích cho người khác có bị đuổi học không?
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì?
>> Xem thêm: Bài mẫu dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, quy định bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường mà bạn đọc có thể tham khảo:
(1) Gia đình:
Ảnh hưởng từ gia đình là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường:
- Cha mẹ lạm dụng chất kích thích hoặc rượu cũng làm tăng nguy cơ trẻ có hành vi bạo lực.
- Cha mẹ lạm dụng và bỏ bê con trẻ thời thơ ấu làm tăng khả năng thanh thiếu niên phạm tội bạo lực.
- Thiếu tình cảm gắn bó với cha mẹ hoặc người chăm sóc làm tăng khả năng thanh thiếu niên coi thường quyền hạn.
- Sự kỷ luật không nhất quán, bao gồm kỷ luật quá khắc nghiệt và quá dễ dãi, có thể khiến thanh thiếu niên có hành vi vi phạm.
- Thiếu sự giám sát cũng có thể tạo cơ hội cho thanh thiếu niên tham gia các băng nhóm; sử dụng chất kích thích và có các hành vi chống đối xã hội.
- Cha mẹ mắc các rối loạn tâm lý không được điều trị có thể làm gia tăng căng thẳng trong cuộc sống gia đình; và mối quan hệ giữa cha mẹ và con có thể làm tăng nguy cơ gây hấn của thanh thiếu niên.
- Môi trường gia đình căng thẳng; chẳng hạn như thiếu thành viên trong gia đình; xung đột trong nhà không được giải quyết; hoặc cha mẹ có những hành vi ứng xử chưa phù hợp; góp phần làm cho thanh thiếu niên cảm thấy mình không có giá trị và có thể dẫn đến hành vi bạo lực.
(2) Nhà trường:
Ảnh hưởng từ môi trường học tập; cụ thể là các quy luật trong nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở trẻ em:
- Cách xử lý những vấn đề kỷ luật, hạnh kiểm của trường chưa thật sự thỏa đáng.
- Thanh thiếu niên bỏ học dễ có hành vi bạo lực và trở thành nạn nhân của bạo lực.
- Trẻ nhận những tổn thương về mặt tinh thần tại trường. Ví dụ như bị dè bỉu, không được bạn bè chấp nhận.
- Mô hình giáo dục của nhà trường chưa đúng cách, chưa có hiệu quả.
(3) Xã hội:
Một số các nguyên nhân xã hội dẫn đến bạo lực học đường :
- Ít tham gia vào các hoạt động có tổ chức; như câu lạc bộ hoặc thể thao; có thể đóng một vai trò trong hành vi bạo lực.
- Các mô tả trên phương tiện truyền thông về hành vi bất hợp pháp có thể khiến thanh thiếu niên nhạy cảm với bạo lực.
- Kết giao với những người bạn phạm tội có thể làm tăng nguy cơ trẻ vị thành niên tham gia vào hoạt động bất hợp pháp và bạo lực.
- Tin tức tiêu cực có thể khiến thanh thiếu niên cảm thấy lo sợ về sự an toàn của mình; điều này có thể khuyến khích các em sử dụng những biện pháp cực đoan để phòng vệ.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì? Học sinh đánh nhau, gây thương tích cho người khác có bị đuổi học không? (Hình từ internet)
Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Học sinh đánh nhau, gây thương tích cho người khác có bị đuổi học không?
Căn cứ tại Mục 4, Mục 5 Chương III Thông tư 08/TT năm 1988, học sinh, đánh nhau, gây thương tích có thể bị đuổi học theo 2 hình thức sau:
(1) Đuổi học 1 tuần lễ đối với hành vi:
Phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trộm cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác.
(2) Đuổi học 1 năm đối với hành vi:
Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ.
Như vậy, việc học sinh đánh nhau và có gây thương tích cho người khác thì có thể bị đuổi học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?