Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?

Tôi muốn hỏi nguyên tắc áp dụng định mức thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về an toàn giao thông như thế nào? - câu hỏi của chị Quyên (Biên Hòa)

Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính thuộc ngành Giao thông vận tải
1. Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 135/2021/NĐ-CP);
b) Định mức quy định tại Thông tư này là mức tối đa tính trên đơn vị được giao quản lý, sử dụng;
c) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng, tình hình thực tế và nguồn kinh phí được giao để quyết định số lượng phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được áp dụng để:

- Làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí: xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí đầu tư, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và mua sắm vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.

- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng, tình hình thực tế và nguồn kinh phí được giao để quyết định số lượng phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nào khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về kiểm định và hiệu chuẩn?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT và khoản 3 Điều 4 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về kiểm định bao gồm:

- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về kiểm định, gồm:

+ Phương tiện đo độ dài;

+ Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới;

+ Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh;

+ Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở;

+ Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh;

+ Phương tiện đo độ ồn;

+ Phương tiện đo nồng độ khí thải;

+ Phương tiện đo độ sâu của nước;

+ Phương tiện đo vận tốc dòng chảy của nước.

- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu về hiệu chuẩn, gồm:

+ Thiết bị ghi đo bức xạ;

+ Thiết bị đo âm lượng;

+ Thiết bị đo cường độ ánh sáng;

+ Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới;

+ Phương tiện đo thủy bình;

+ Thước đo chiều cao đầu đấm móc nối;

+ Thước đo giang cách bánh xe trên một trục;

+ Thước đo đường kính bánh toa xe;

+ Thước đo gờ lợi, chiều dày đai bánh xe;

+ Đồng hồ bấm giây;

+ Thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe.

Đơn vị nào quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong giao thông?

Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 51/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm có:
a) Thanh tra Bộ Giao thông vận tải;
b) Cục Đường bộ Việt Nam;
c) Cục Đường sắt Việt Nam; Phòng Thanh tra - An toàn, Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Đường sắt Việt Nam;
d) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Chi cục Đường thủy nội địa, Đội Thanh tra - An toàn trực thuộc Chi cục Đường thủy nội địa; Cảng vụ đường thủy nội địa, Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa;
đ) Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải;
e) Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, Đại diện Cảng vụ hàng không;
g) Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Đội nghiệp vụ trực thuộc.
2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, sử dụng, vận hành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
a) Quản lý, sử dụng, vận hành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP;
b) Lập sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật, thời gian hoạt động của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo mẫu Phụ lục VI và sổ giao, nhận phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo mẫu Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo như quy định trên, những đơn vị sau đây sẽ có trách nhiệm quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong giao thông:

- Thanh tra Bộ Giao thông vận tải;

- Cục Đường bộ Việt Nam;

- Cục Đường sắt Việt Nam; Phòng Thanh tra - An toàn, Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Đường sắt Việt Nam;

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Chi cục Đường thủy nội địa, Đội Thanh tra - An toàn trực thuộc Chi cục Đường thủy nội địa; Cảng vụ đường thủy nội địa, Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa;

- Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải;

- Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, Đại diện Cảng vụ hàng không;

- Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Đội nghiệp vụ trực thuộc.

Thông tư 51/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kết quả thu thập được bằng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong thời hạn bao lâu? Có cần phải tổ chức tập huấn trước khi sử dụng thiết bị không?
Pháp luật
Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ dùng để phát hiện vi phạm hành chính được bố trị cố định hay lưu động?
Pháp luật
Lực lượng công an xã được trang bị thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ hay không?
Pháp luật
Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,290 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào