Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là gì? Khám nhiều chuyên khoa tại cùng bệnh viện thì giải quyết thế nào?
Từ năm 2023, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ nội dung được theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Thứ nhất, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.
Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, khi thỏa mãn các yêu cầu trên, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động thực hiện khám, chữa bệnh.
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là gì? Khám nhiều chuyên khoa tại cùng bệnh viện thì giải quyết thế nào?(Hình từ Internet)
Khám nhiều chuyên khoa tại cùng 1 bệnh viện thì giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội ra sao?
Về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT và khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
...
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.
Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội."
Theo quy định trên thì một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì xử lý như sau:
- Chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
- Người lao động được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.
Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa là bao nhiêu ngày?
Dựa vào nội dung tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT, thời gian nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:
- Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
- Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
- Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đươc xác định tùy theo từng trường hợp nêu trên.
Thông tư 18/2022/BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?