Nguyên tắc có đi có lại trong quy định mới về hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền được như thế nào?
- Bổ sung nguyên tắc có đi có lại trong quy định mới về hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền là như thế nào?
- Hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền là thực hiện những nội dung nào?
- Cơ quan nhà nước trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền có thể từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp nào?
- Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền được thực hiện như thế nào?
Bổ sung nguyên tắc có đi có lại trong quy định mới về hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền là như thế nào?
Trước đây, tại Điều 46 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 quy định các nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền bao gồm:
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin và tương trợ tư pháp về phòng, chống rửa tiền.
Mới nhất, kế thừa quy định này, tại khoản 1 Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
1. Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Theo đó, về cơ bản nguyên tắc hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm nguyên tắc: trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống rửa tiền, việc trao đổi, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Nguyên tắc có đi có lại trong quy định mới về hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền được như thế nào? (Hình từ Internet)
Hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền là thực hiện những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:
- Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;
- Thực hiện tương trợ tư pháp;
- Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
- Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;
- Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền có thể từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, có thể từ chối trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau đây:
- Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao có thể gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;
- Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao không phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài hoặc quy định của pháp luật Việt Nam;
- Yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không cam kết hoặc không thực hiện bảo mật thông tin được trao đổi, cung cấp, chuyển giao theo chế độ bảo mật tương ứng với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam đối với thông tin mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước trao đổi, cung cấp, chuyển giao.
Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, về Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền sẽ tùy vào nội dung của điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.
Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có hiệu lực từ 01/3/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?