Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo Thông tư 14/2023/TT-BGTVT ra sao?
Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo Thông tư 14/2023/TT-BGTVT ra sao?
Căn cứ Thông tư 14/2023/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.
Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được quy định tại Điều 10 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT như sau:
Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện
1. Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng
a) Số đăng ký phương tiện gồm 02 nhóm ký hiệu, như sau:
Nhóm 1 ở hàng trên: Tên viết tắt hoặc tên thương mại của doanh nghiệp là chủ sở hữu;
Nhóm 2 ở hàng dưới: Gồm chữ và số do chủ sở hữu đề xuất (không trái với các quy định pháp luật hiện hành), phù hợp với công tác quản lý sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu.
Ví dụ: Số đăng ký toa xe của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Tên thương mại bằng tiếng Anh viết tắt là VNR) như sau:
VNR
H 431328
b) Đối với các phương tiện bị hạn chế kích thước thành, bệ xe hoặc do các yếu tố khách quan khác có thể kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 trên cùng một hàng.
2. Đối với đường sắt đô thị
a) Số đăng ký phương tiện gồm 02 nhóm ký hiệu, như sau:
Nhóm 1 ở hàng trên: Tên viết tắt hoặc tên giao dịch quốc tế của doanh nghiệp là chủ sở hữu;
Nhóm 2 ở hàng dưới: Gồm chữ và số chỉ tuyến đường sắt, số đoàn tàu, số toa tàu hoặc số hiệu đầu máy, phương tiện chuyên dùng do chủ sở hữu đề xuất.
Ví dụ: Số đăng ký toa xe của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Tên giao dịch quốc tế viết tắt là HANOI METRO) như sau:
HANOI METRO
HN02A001-01
b) Đối với các phương tiện bị hạn chế kích thước thành, bệ xe hoặc do các yếu tố khách quan khác có thể kẻ ký hiệu nhóm 1, nhóm 2 trên cùng một hàng.
Như vậy, việc đánh số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Nguyên tắc đánh số đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo Thông tư 14/2023/TT-BGTVT ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Tổ chức cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trên đường sắt theo thẩm quyền.
2. Lập sổ hoặc sổ điện tử theo dõi việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định tại Phụ lục IX của Thông tư này.
3. Thu và sử dụng lệ phí việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
5. Thực hiện cập nhật dữ liệu về đăng ký phương tiện theo thẩm quyền vào vào cơ sở dữ liệu đăng ký phương tiện lĩnh vực đường sắt của Cục Đường sắt Việt Nam.
6. Lưu trữ và quản lý hồ sơ cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định.
7. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Bộ Giao thông vận tải phân cấp giải quyết cấp, cấp lại, thu hồi xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trên đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị, Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra, hướng dẫn địa phương việc thực hiện quy định của Thông tư này.
Như vậy, trong việc đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có các trách nhiệm theo nội dung nêu trên.
Thông tư 14/2023/TT-BGTVT được áp dụng từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT về hiệu lực thi hành của văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
2. Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt; Thông tư số 13/2021/TT-BGTVT ngày 26 tháng 7 năm 2021của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT; Điều 1 Thông tư số 24/2020/TT-BGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, Thông tư 14/2023/TT-BGTVT được áp dụng từ ngày 01/9/2023.
Theo đó, các nội dung sau sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 14/2023/TT-BGTVT có hiệu lực:
- Thông tư 21/2018/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt;
- Thông tư 13/2021/TT-BGTVT ngày 26 tháng 7 năm 2021của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư 21/2018/TT-BGTVT;
- Điều 1 Thông tư 24/2020/TT-BGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt.
Đối với các phương tiện đã được Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trước 07/9/2023 thì được giữ nguyên số đăng ký phương tiện.
Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thi thực hiện theo quy định của Thông tư 14/2023/TT-BGTVT.
Xem toàn bộ Thông tư 14/2023/TT-BGTVT Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?