Nguyên tắc, đối tượng thực hiện, trách nhiệm xác định khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nộp vào ngân sách Nhà nước?
- Nguyên tác xác định khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nộp vào ngân sách Nhà nước?
- Đối tượng phải thực hiện việc khai nộp khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong việc khai nộp thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
Nguyên tác xác định khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nộp vào ngân sách Nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 57/2022/TT-BTC, nguyên tắc xác định khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nộp vào ngân sách Nhà nước được thực hiện như sau:
Nguyên tắc chung
1. Việc xác định các khoản thu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP để nộp vào ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Trường hợp tổng số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm, quyền góp vốn không đủ bù đắp các khoản chi theo quy định, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được giữ lại toàn bộ khoản tiền thu này để thực hiện chi trả theo quy định và không phải thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước. Khoản chênh lệch còn thiếu (nếu có) hoặc số đã nộp lớn hơn số phải nộp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước chi hỗ trợ, bù đắp, xử lý chênh lệch theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.
2. Các khoản chi thường xuyên, chủ đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP do ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương và địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước.
3. Việc xác định doanh thu, thu nhập, chi phí và các nội dung khác cho mục đích tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
4. Các nội dung quy định về quy trình lập, quyết định dự toán, phân bố dự toản ngân sách thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản có liên quan.
Như vậy, trong quá trình xác định khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nộp vào ngân sách Nhà nước phải thực hiện theo các nguyên tắc chung nêu trên.
Nguyên tắc, đối tượng thực hiện, trách nhiệm xác định khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nộp vào ngân sách Nhà nước? (Hình từ Internet)
Đối tượng phải thực hiện việc khai nộp khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 57/2022/TT-BTC, đối tượng phải thực hiện việc khai nộp khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập quy định như sau:
Đối tượng khai, nộp và cơ quan thực hiện thu
1. Các khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước, chuyển nhượng quyền mua cổ phần phát hành thêm, quyền góp vốn và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp sau khi trừ các khoản chi liên quan đến chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chi phí chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyên góp vốn phải được khai, nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư này và Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, trong đó:
a) Khoản thu từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP nộp vào ngân sách trung ương Tiểu mục 3653 “Thu hồi vốn của Nhà nước”.
b) Khoản thu từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP nộp vào ngân sách địa phương Tiểu mục 3653 “Thu hồi vốn của Nhà nước”.
2. Việc khai, nộp vào ngân sách nhà nước thực hiện theo từng lần phát sinh số phải nộp ngân sách nhà nước. Đối tượng khai, nộp là đối tượng có trách nhiệm nộp tiền theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Người nộp thuế có trách nhiệm gửi kèm theo Tờ khai các văn bản làm căn cứ xác định khoản thu.
3. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và các đối tượng có trách nhiệm khai, nộp các khoản thu theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; thực hiện kê khai tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập; nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thu theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 148/2021/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, đối tượng khai nộp khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập là đối tượng có trách nhiệm nộp tiền theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Đồng thời, người nộp thuế có trách nhiệm gửi kèm theo Tờ khai các văn bản làm căn cứ xác định khoản thu.
Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong việc khai nộp thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 57/2022/TT-BTC, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm sau:
- Thực hiện kê khai, nộp đầy đủ, kịp thời về ngân sách nhà nước đối với các khoản thu theo quy định tại Nghị định 148/2021/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 57/2022/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
- Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách, pháp luật thuế và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp cổ phần hóa, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp báo cáo tình hình nộp tiền thu từ cổ phần hóa quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 150/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 17 Thông tư 32/2021/TT-BTC.
- Chịu trách nhiệm về hồ sơ, số liệu đề nghị các khoản chi từ ngân sách nhà nước, số liệu báo cáo đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định miễn lãi chậm nộp (nếu có).
Như vậy, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm thực hiện 04 nội dung theo quy định nêu trên trong việc khai nộp khoản thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư 57/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 31/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?