Nguyên tắc kế toán tài khoản 411 - nguồn vốn góp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
- Chứng từ kế toán với tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
- Nguyên tắc kế toán của tài khoản 411 nguồn vốn góp đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411 được quy định thế nào?
- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của tài khoản 411?
- Tài khoản kế toán với tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
Chứng từ kế toán với tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định chứng từ, kế toán đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện như sau:
- Các đơn vị được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán, phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.
- Đối với các khoản chi hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng nhận tài trợ (chi tiền mặt, phân phối hàng hóa, hiện vật) thì chứng từ làm căn cứ ghi chi (hoặc bảng kế đính kèm) phải có chữ ký của người nhận, xác nhận của đơn vị có trách nhiệm tại địa phương theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nguyên tắc kế toán tài khoản 411 - nguồn vốn góp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện? (Hình từ internet)
Nguyên tắc kế toán của tài khoản 411 nguồn vốn góp đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
Căn cứ Mục II Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định nguyên tắc kế toán của tài khoản 411 nguồn vốn góp như sau:
+ Tài khoản này phản ánh nguồn vốn hiện có và tình hình tăng giảm nguồn vốn đóng góp thành lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện và đơn vị khác hoạt động theo mô hình góp vốn.
+ Đơn vị chỉ được hạch toán vào này theo số thực tế đóng góp, không ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp. Trường hợp nhận đóng góp bằng tài sản chi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản chi tiền tệ tại ngày đóng góp.
+ Đơn vị phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi riêng nguồn vốn góp của tổ chức cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân ngoài nước, ngoài ra còn phải mở sổ chi tiết để theo dõi theo yêu cầu quản lý và phải thuyết minh cụ thể các thông tin này trên báo cáo tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411 được quy định thế nào?
Căn cứ Mục II Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411 nguồn vốn góp như sau:
- Bên Nợ: Nguồn vốn góp giảm. Bên Có: Nguồn vốn góp tăng do:
- Các sáng lập viên sáng lập,... đóng góp;
- Bổ sung nguồn vốn từ các khoản sinh lời từ tài sản, tài chính của đơn vị. Số dư bên Có: Nguồn vốn góp hiện có.
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của tài khoản 411?
Căn cứ Mục II Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của tài khoản 411 nguồn vốn góp như sau:
- Khi thực nhận vốn đóng góp của các sáng lập viện thành lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện và các đơn vị khác hoạt động theo mô hình góp vốn theo quy định, ghi: Nợ các TK 111, 112, 211,....Có TK 411- Nguồn vốn góp.
- Trường hợp đơn vị được bổ sung nguồn vốn đóng góp từ các khoản sinh lời từ tài sản, tài chính của Quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các đơn vị khác hoạt động theo mô hình góp vốn, ghi: Nợ các TK 421,...Có TK 411- Nguồn vốn góp.
Tài khoản kế toán với tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 41/2022/TT-BTC quy định về tài khoản kế toán với tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng cho các hoạt động xã hội, từ thiện như sau:
- Tài khoản kế toán phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả; các khoản tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí nhận tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân, kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác; kết quả hoạt động và các nghiệp vụ kinh tế khác phát sinh tại các đơn vị.
- Phân loại hệ thống tài khoản kế toán
+ Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản); Dùng để phản ánh và kế toán tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
+ Các tài khoản ngoài bằng phản ánh những chỉ tiêu kinh tế đã phản ánh ở các tài khoản trong bảng nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý hoặc theo dõi các tài sản khác mà đơn vị đang quản lý như tài sản thuê ngoài, hiện vật nhận tài trợ chờ bán,... Các tài khoản ngoài bằng được hạch toán theo phương pháp ghi đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản).
+ Trường hợp kinh phí quản lý bộ máy được trích theo tỷ lệ từ nguồn nhận tài trợ, đóng góp hoặc trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu lập báo cáo quyết toán nhận và sử dụng kinh phí quản lý bộ máy, thì kế toán phải hạch toán đồng thời tài khoản trong bảng và tài khoản ngoài bảng để theo dõi được việc nhận, sử dụng và kinh phí còn lại chưa sử dụng chuyên năm sau đối với kinh phí quản lý bộ máy.
- Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản
+ Các đơn vị căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư này để lựa chọn tài khoản kế toán áp dụng phù hợp với hoạt động của đơn vị và cơ chế tài chính theo quy định.
+ Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:
Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 01) kèm theo Thông tư này để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
Việc bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 01) kèm theo Thông tư này chỉ thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Danh mục hệ thống tài khoản kế toán, giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Thông tư 41/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?