Nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển? 06 hoạt động bị nghiêm cấm thực hiện trong hành lang bảo vệ bờ biển?
Hành lang bảo vệ bờ biển là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 thì hành lang bảo vệ bờ biển được hiểu như sau:
Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
Nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển? 06 hoạt động bị nghiêm cấm thực hiện trong hành lang bảo vệ bờ biển? (Hình từ internet)
Nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015, việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển dựa trên các nguyên tắc sau:
Hành lang bảo vệ bờ biển
...
2. Việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm tính khoa học, khách quan; hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ và phát triển, có tính đến hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng đất ven biển; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
c) Phải phù hợp với quy định của pháp luật về đê điều, khu vực biên giới trên biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Phải xác định rõ chỉ giới hành lang bảo vệ bờ biển ở các khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
đ) Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
Như vậy, việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải được thực hiện theo 05 nguyên tắc trên.
06 hoạt động bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015, 06 hoạt động bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển:
- Khai thác khoáng sản, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
- Xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và các công trình xây dựng khác phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển quyết định chủ trương đầu tư.
- Xây dựng mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải.
- Khoan, đào, đắp trong hành lang bảo vệ bờ biển, trừ hoạt động quy định tại Điều 25 của Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015.
- Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ bờ biển.
- Hoạt động làm sạt lở bờ biển, suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.
05 hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 (được hướng dẫn bởi Điều 41 Nghị định 40/2016/NĐ-CP) như sau:
Hạn chế các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển
1. Việc khai thác nước dưới đất chỉ được tiến hành trong trường hợp khẩn cấp phục vụ phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, khắc phục sự cố môi trường hoặc khai thác nước dưới đất phục vụ các mục đích khác khi không có nguồn nước nào khác để khai thác.
2. Việc khai hoang, lấn biển, thăm dò khoáng sản, dầu khí chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc cải tạo công trình đã xây dựng chỉ được thực hiện nếu không làm thay đổi mục đích sử dụng, quy mô, kết cấu, độ sâu, chiều cao của công trình đã xây dựng hoặc việc cải tạo công trình đã xây dựng có tác động tốt hơn đối với việc duy trì, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển.
4. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên chỉ được tiến hành khi đã có giải pháp bảo đảm không làm ảnh hưởng đến yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
5. Ngoài các điều kiện hạn chế quy định nêu trên, các hoạt động quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này chỉ được phép thực hiện sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Nhu vậy, 05 hoạt động nêu trên là các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển, chỉ được thực hiện trong giới hạn quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?