Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại như thế nào?
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại được quy định như thế nào?
Thông tư 01/2023/TT-BNG áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực đối ngoại từ trung ương đến cấp huyện, gồm:
(1) Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Ngoại giao.
(2) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
(3) Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về đối ngoại.
(4) Các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về đối ngoại.
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại được quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BNG như sau:
- Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
- Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Theo đó, nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại như sau:
- Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
-.Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
- Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại được thực hiện như sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại như thế nào?
Yêu cầu về trình độ đối với chuyên viên cao cấp về ngoại giao nhà nước ra sao?
Căn cứ vào Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BNG quy định về trình độ đối với chuyên viên cao cấp về ngoại giao nhà nước như sau:
- Trình độ đào tạo
+ Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ....)
+ Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính.
+ Kiến thức khác: theo quy định của cơ quan chủ quản.
Kinh nghiệm
+ Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
+ Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì, tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
++ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
++ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.
- Phẩm chất cá nhân
+Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
+ Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
+ Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.
- Yêu cầu khác
+ Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Có khả năng cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.
+ Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động và thực thi, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tham mưu, đề xuất và thực hiện công việc theo vị trí việc làm.
+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.
+ Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về ngành, lĩnh vực; có kỹ năng thuyết trình, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực.
+ Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.
+ Có khả năng độc lập tác chiến.
+ Có sức khỏe tốt, ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại.
Quyền hạn chuyên viên cao cấp về ngoại giao nhà nước ra sao?
Căn cứ vào Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BNG quy định về quyền hạn của chuyên viên cao cấp về ngoại giao nhà nước như sau:
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Được khen thưởng, tôn vinh khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?