Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức là gì?

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức là gì? - Câu hỏi của anh Nhân (Hà Nội)

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định việc xử lý kỷ luật trong quân đội phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

- Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.

- Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.

- Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật; nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất.

Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật (hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm với cách chức hoặc giáng chức) do cấp có thẩm quyền quyết định.

- Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư 16/2020/TT-BQP.

- Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị tòa án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp khi vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?

Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật của cơ quan, tổ chức là gì? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 16/2020/TT-BQP về các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật:

- Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ;

- Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;

- Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;

- Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật:

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội;

- Vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;

- Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp vi phạm kỷ luật sẽ bị tạm đình chỉ công tác trong bao lâu?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về việc tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật như sau:

Tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật
1. Trường hợp người vi phạm kỷ luật nếu tiếp tục làm việc có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc gây khó khăn cho việc xác minh thì trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật, trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên được quyền tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật thuộc quyền quản lý và tạm thời chỉ định người thay thế, nhưng phải báo cáo lên cấp trên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 03 (ba) tháng. Trường hợp đặc biệt do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ thì có thể kéo dài nhưng không được quá 05 (năm) tháng.

Theo quy định trên thì thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 03 (ba) tháng.

Trường hợp đặc biệt do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ thì có thể kéo dài nhưng không được quá 05 (năm) tháng.

Quân nhân chuyên nghiệp Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quân nhân chuyên nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quân nhân chuyên nghiệp cho vay nặng lãi dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách đúng không?
Pháp luật
Quân nhân chuyên nghiệp có được hưởng phụ cấp công vụ hay không? Mức phụ cấp công vụ đối với Quân nhân chuyên nghiệp là bao nhiêu?
Pháp luật
Quân nhân chuyên nghiệp có được kinh doanh sửa chữa ô tô không? Nếu được thì đăng ký kinh doanh được những loại hình nào?
Pháp luật
Vắng mặt trái phép là gì? Quân nhân chuyên nghiệp vắng mặt trái phép có bị hạ bậc lương không?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên trong tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Có ưu tiên trong tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp đối với người tốt nghiệp đại học hay không?
Pháp luật
Mức lương cao nhất của nam quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm Trung tá hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp có thăng cấp bậc quân hàm khi được nâng lương hay không? Nếu có thì thế nào?
Pháp luật
Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp có mức lương từ hệ số bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Lương Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp 2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân nhân chuyên nghiệp
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,761 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân nhân chuyên nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân nhân chuyên nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào