Nhà nước có chính sách cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030?
Quy định về chính sách cho vay hỗ trợ đất ở?
Căn cứ Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về chính sách cho vay hỗ trợ đất ở như sau:
- Đối tượng vay vốn hỗ trợ đất ở bao gồm:
+ Hộ nghèo dân tộc thiểu số.
+ Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
+ Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.
- Mục đích sử dụng vốn vay: Khách hàng được vay vốn để sử dụng vào việc trang trải chi phí để có đất ở.
- Mức cho vay: Mức cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 50 triệu đồng/hộ.
- Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận, nhưng tối đa là 15 năm. Trong 5 năm đầu, khách hàng chưa phải trả nợ gốc.
- Lãi suất cho vay:
+ Lãi suất cho vay bằng 3%/năm.
+ Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Chính sách cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030?
Quy định về chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở?
Căn cứ Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở như sau:
- Đối tượng vay vốn hỗ trợ nhà ở bao gồm:
+ Hộ nghèo dân tộc thiểu số.
+ Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
+ Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.
- Mục đích sử dụng vốn vay: Khách hàng được vay vốn để sử dụng vào việc trang trải chi phí xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở.
- Mức cho vay: Mức cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 40 triệu đồng/hộ.
- Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận, nhưng tối đa là 15 năm. Trong 5 năm đầu, khách hàng chưa phải trả nợ gốc.
- Lãi suất cho vay:
+ Lãi suất cho vay bằng 3%/năm.
+ Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Quy định về cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề?
Căn cứ Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề như sau:
- Đối tượng vay vốn hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề bao gồm:
+ Hộ nghèo dân tộc thiểu số.
+ Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất hoặc danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
+ Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.
+ Đối tượng vay vốn chỉ được thụ hưởng một trong hai chính sách hỗ trợ đất sản xuất hoặc hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề.
- Mục đích sử dụng vốn vay: Khách hàng được vay vốn để sử dụng vào việc trang trải chi phí tạo quỹ đất sản xuất hoặc chi phí học nghề, chuyển đổi nghề.
- Mức cho vay:
+ Mức cho vay hỗ trợ đất sản xuất do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 77,5 triệu đồng/hộ.
+ Mức cho vay chuyển đổi nghề do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa bằng mức cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Mức cho vay chi phí học nghề tối đa bằng mức cho vay áp dụng đối với chính sách tín dụng học sinh, sinh viên quy định trong từng thời kỳ.
- Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa là 10 năm.
- Lãi suất cho vay:
+ Lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
+ Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Như vậy, theo Nghị định trên, đối tượng được vay vốn hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề phải là hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là những chính sách ưu đãi nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?