Nhà thiếu nhi là gì? Nhà thiếu nhi hoạt động dựa trên nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách như thế nào?
Nhà thiếu nhi là gì?
Tham khảo theo quy định tại Quyết định 09/2000/QĐ-UB-VX (hết hiệu lực từ ngày 26/3/2004) về tổ chức hoạt động của nhà thiếu nhi quận huyện do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành thì nhà thiếu nhi được hiểu như sau:
Nhà thiếu nhi quận/huyện là Trung tâm giáo dục ngoài nhà trường cho trẻ em do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập ; giao cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận-huyện quản lý.
Nhà thiếu nhi quận-huyện là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp (theo Thông tư số 24/TT-LB ngày 26 tháng 3 năm 1994 của Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa-thông tin, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân quận-huyện giao và Đoàn Thanh niên quận-huyện có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn hoạt động.
Nhà thiếu nhi là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Nhà thiếu nhi hoạt động dựa trên nguồn kinh phí nào?
Tham khảo theo quy định tại Quyết định 09/2000/QĐ-UB-VX về tổ chức hoạt động của nhà thiếu nhi quận huyện do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành thì nhà thiếu nhi có các nguồn kinh phí:
- Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát hàng năm trên cơ sở đảm bảo cho Nhà thiếu nhi hoạt động đúng chức năng, có hiệu quả.
- Kinh phí hỗ trợ của Đoàn Thanh niên quận-huyện trực tiếp định hướng hoạt động Nhà thiếu nhi.
- Quỹ đóng góp của các đoàn thể nhân dân, các cơ sở kinh tế và các tổ chức quốc tế.
- Thu từ các hoạt động của Nhà thiếu nhi.
Việc quản lý kinh phí của nhà thiếu nhi thực hiện ra sao?
Việc quản lý kinh phí của nhà thiếu nhi được quy định tại Thông tư liên tịch 24-LB/TT năm 1994 quy định chế độ cấp phát, quản lý tài sản tài chính đối với các nhà thiếu nhi do Bộ Tài chính- Bộ Văn hoá và thông tin- Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ban hành như sau:
(1) Căn cứ vào tính chất và đặc thù hoạt động của nhà thiếu nhi, hàng năm được Nhà nước cấp kinh phí để chi các nội dung sau:
(*) Chi phí thường xuyên bao gồm:
- Tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ phúc lợi đang áp dụng đối với công nhân viên chức Nhà nước.
- Công vụ phí.
- Công tác phí.
- Nghiệp vụ phí.
Chi phí nghiệp vụ là các khoản chi để thực hiện các nhiệm vụ được giao của nhà thiếu nhi:
+ Hướng dẫn nội dung và phương pháp hoạt động của Đội và thiếu nhi gồm: Bồi dưỡng ban chỉ huy Đội, cán bộ cơ sở, cán bộ phụ trách, cộng tác viên... Tổ chức các mô hình hoạt động.
+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, vui chơi, các cuộc thi, hội diễn, triển lãm và các hoạt động tập trung của Đội trong năm.
+ Mua sách, báo trang bị cho thư viện, tài liệu hướng dẫn, viết chuyên đề...
+ Hoạt động của các đội nhóm nghệ thuật, tuyên truyền thể dục thể thao, nghi thức...
+ Các lớp năng khiếu về văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, ngoại ngữ, hướng nghiệp, kỹ thuật...
+ Các hoạt động phục vụ công tác chính trị, xã hội ở địa phương.
(*) Ngoài các khoản kinh phí chi thường xuyên nói trên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng nhà thiếu nhi mà lập kế hoạch xin kinh phí để mua sắm dụng cụ thiết bị, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của đơn vị.
(2) Việc xác định mức cấp của ngân sách địa phương hàng năm để đảm bảo các khoản chi tại điểm a và b nêu trên cho các nhà thiếu nhi do Đoàn Thanh niên và cơ quan tài chính địa phương xem xét trên cơ sở kế hoạch hoạt động và dự toán hàng năm của nhà thiếu nhi và khả năng của ngân sách địa phương để trình Uỷ ban nhân dân các cấp duyệt và thông báo cho nhà thiếu nhi.
- Các nhà thiếu nhi là đơn vị dự toán phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán theo quyết định số 257 TC/CĐKT ngày 01-6-1990 của Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào kế hoạch ngân sách được duyệt, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm cấp phát đầy đủ, kịp thời cho các hoạt động của nhà thiếu nhi và có trách nhiệm giám sát kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
(3) Các nhà thiếu nhi tổ chức các lớp năng khiếu, hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em có thu một phần để bù đắp chi phí thì không coi là hoạt động kinh doanh nên không phải chịu thuế. Nguồn kinh phí này bổ sung nguồn để chi cho công tác tổ chức hoạt động và giáo viên, cộng tác viên hướng dẫn thiếu nhi.
Ngoài các hoạt động vui chơi, giải trí, các lớp năng khiếu phục vụ thiếu nhi, nếu có mở các hoạt động khác phải nộp thuế theo đúng luật định.
(4) Đối với các nhà thiếu nhi ở miền núi, vùng sâu, hải đảo được cấp 100% kinh phí cho các hoạt động trong năm.
(5) Hàng năm ngành văn hoá, thông tin căn cứ khả năng kinh phí của ngành và nhu cầu hoạt động của các nhà thiếu nhi để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của nhà thiếu nhi theo thông tư Liên Bộ Tài chính - Văn hoá Thông tin số 91/TT-LB ngày 10-11-1993.
(6) Các địa phương căn cứ vào ngân sách Nhà nước năm 1994 đã được Quốc hội quyết định để thu xếp kinh phí cho các nhà thiếu nhi, từ năm 1995 kinh phí cho các nhà thiếu nhi đưa vào kế hoạch ngân sách địa phương hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?