Nhập khẩu thiết bị in có cần xin phép không? Thay thế thủ tục cấp giấy phép bằng thủ tục khai báo khi nhập khẩu thiết bị in?
Nhập khẩu thiết bị in có cần xin phép không?
Theo quy định hiện hành, tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP có nội dung:
Nhập khẩu thiết bị in
1. Thiết bị in sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in;
b) Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa);
c) Máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in;
d) Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
Như vậy, khi thuộc các trường hợp trên, chủ thể nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP có nội dung sửa đổi như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in
...
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“Điều 27. Nhập khẩu thiết bị in
1. Thiết bị in quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này, trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này (trừ máy in phun, máy in laser đơn màu hoặc đa màu có tốc độ in từ 60 tờ/phút (khổ A4) trở xuống hoặc có khổ in từ A3 trở xuống và máy in kim).
2. Tiêu chí nhập khẩu đối với các thiết bị in như sau:
a) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
b) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 20 năm;
c) Đối với các thiết bị in quy định tại điểm d khoản 5 Điều 2 Nghị định này, tuổi thiết bị không vượt quá 03 năm.
- Theo đó, thiết bị in thuộc các trường hợp sau thì phải khai báo mà không cần xin giấy phép:
Nhập khẩu thiết bị in có cần xin phép không? Thay thế thủ tục cấp giấy phép bằng thủ tục khai báo khi nhập khẩu thiết bị in? (Hình từ Internet)
Thay thế thủ tục cấp giấy phép bằng thủ tục khai báo khi nhập khẩu thiết bị in được quy định như thế nào?
Trước đây, tại Điều 28 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in.
Tuy nhiên, như đã đề cập đến theo quy định mới nhất tại Nghị định 72/2022/NĐ-CP, thì thủ tục này đã không còn mà thay bằng thủ tục khai báo khi nhập khẩu thiết bị in.
Cụ thể thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in được quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP như sau:
Thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in
1. Hồ sơ khai báo gửi Bộ Thông tin và Truyền thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Hồ sơ khai báo nhập khẩu thiết bị in gồm tờ khai nhập khẩu thiết bị in theo mẫu quy định và tài liệu thể hiện thông số kỹ thuật và công nghệ chế bản, in và gia công sau in của từng loại thiết bị.
3. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in; trường hợp không cấp giấy xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trách nhiệm của chủ thể nhập khẩu thiết bị in là gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ thể nhập khẩu thiết bị in bao gồm các nội dung:
- Nhập khẩu đúng với nội dung ghi trong giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in.
- Tuân thủ quy định về nhập khẩu thiết bị in tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhập khẩu thiết bị in.
Trách nhiệm quản lý sử dụng thiết bị in theo quy định mới?
Căn cứ khoản 8 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP bổ sung Điều 30 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về việc Quản lý sử dụng thiết bị in như sau:
Quản lý sử dụng thiết bị in
1. Thiết bị in chỉ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh khi cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in hoặc được cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động in; cơ sở dịch vụ photocopy đã khai báo hoạt động dịch vụ photocopy.
2. Đối với máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu phải khai báo trước khi sử dụng. Hồ sơ khai báo là tờ khai sử dụng máy theo mẫu quy định. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ khai báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu đã khai báo, khi thanh lý phải có văn bản thông báo gửi cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in nơi đã khai báo.
Nghị định 72/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?