Nhiệm vụ của các viên chức chuyên ngành công tác xã hội khi thực hiện hoạt động công tác xã hội là gì?
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội bao gồm những ai? Mã số chức danh nghề nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ nội dung Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, viên chức chuyên ngành công tác xã hội được xác định bao gồm các chức danh sau:
- Công tác xã hội viên chính;
- Công tác xã hội viên;
- Nhân viên công tác xã hội.
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, việc xác định mã số chức danh nghề nghiệp dựa trên chức danh của viên chức chuyên ngành công tác xã hội được thực hiện như sau:
STT | Chức danh | Mã số |
1 | Công tác xã hội viên chính | Mã số: V.09.04.01 |
2 | Công tác xã hội viên | Mã số: V.09.04.02 |
3 | Nhân viên công tác xã hội | Mã số: V.09.04.03 |
Như vậy, mã số chức danh của viên chức chuyên ngành công tác xã hội được xác định như trên.
Nhiệm vụ của các viên chức chuyên ngành công tác xã hội khi thực hiện hoạt động công tác xã hội là gì? (Hình từ Internet)
Công tác xã hội viên và công tác xã hội viên chính có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo nội dung được quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, các nhiệm vụ của công tác xã hội viên được xác định như sau:
Công tác xã hội viên - Mã số: V.09.04.02
1. Nhiệm vụ
a) Chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành;
b) Sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng;
c) Đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng;
d) Xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng;
đ) Trực tiếp cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội như: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;
e) Theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp theo sự phân công; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết;
g) Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;
h) Thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
i) Đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội;
k) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các chương trình, đề án, đề tài khoa học về công tác xã hội trong phạm vi được phân công;
l) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác xã hội và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội theo sự phân công.
Về nhiệm vụ của công tác xã hội viên chính, khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH xác định như sau:
Công tác xã hội viên chính - Mã số: V.09.04.01
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành;
b) Tổ chức việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng;
c) Chủ trì đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng;
d) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng;
đ) Chủ trì cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền;
e) Chủ trì theo dõi và rà soát lại các hoạt động can thiệp; điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết;
g) Chủ trì việc thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
h) Tổ chức hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;
i) Chủ trì tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội;
k) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về công tác xã hội;
l) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác xã hội và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác xã hội cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội;
m) Tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, chương trình, đề án, phương án tổ chức phát triển dịch vụ công tác xã hội.
Như vậy, trong hoạt động công tác xã hội, công tác xã hội viên và công tác xã hội viên chính sẽ thực hiện những nhiệm vụ nêu trên.
Nhân viên công tác xã hội sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì trong hoạt động công tác xã hội?
Theo Điều 2 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH và điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội là viên chức chuyên ngành công tác xã hội, được áp hệ số lương của viên chức loại B.
Về nhiệm vụ, khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH xác định các nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội như sau:
- Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;
- Tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng theo sự phân công;
- Thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;
- Đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;
- Tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền trong phạm vi được phân công;
- Tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;
- Tham gia hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công;
- Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.
Như vậy, nhân viên công tác xã hội sẽ thực hiện 09 nhiệm vụ nêu trên.
Từ ngày 28/01/2023, Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?