Nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được triển khai thực hiện thời gian tới bao gồm những gì?
- Yêu cầu khắc phục ngay những khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng đã được Chính phủ chỉ ra là gì?
- Các nhiệm vụ trọng tâm trong việc kiên trì thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng là gì?
- Các nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là gì?
Yêu cầu khắc phục ngay những khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng đã được Chính phủ chỉ ra là gì?
Nhằm mục tiêu triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nêu trong Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, định hướng hoạt động cho giai đoạn tới và Báo cáo 06-BC/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
Những nội dung này được Thủ tướng Chính phủ đề cập tại Công văn 890/TTg-V.I năm 2022 như sau:
- Trước hết, các cơ quan phải triển khai nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt kết quả tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 và nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, nhất là các nội dung, nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nêu tại Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Hội nghị tổng kết và Báo cáo 06-BC/TW năm 2022 của Bộ Chính trị.
- Về yêu cầu khắc phục ngay những khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian sắp tới. Thủ tướng yêu cầu rà soát, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được chỉ ra tại kết quả tổng kết, nhất là những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và những hạn chế, khuyết điểm khác do nguyên nhân chủ quan.
- Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra rằng cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm đã được tổng kết từ thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới; kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được triển khai thực hiện thời gian tới bao gồm những gì? (Hình từ Ineternet)
Các nhiệm vụ trọng tâm trong việc kiên trì thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng là gì?
Tại Công văn 890/TTg-V.I năm 2022, những nhiệm vụ này được đề cập đến như sau:
- Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm đã được tổng kết từ thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới; kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và Nhân dân; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với nói của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là pháp luật liên quan đến đấu giá, đấu thầu, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính công, xã hội hóa, ngân hàng, tài chính, xây dựng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp... và trên các lĩnh vực mà các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đã kiến nghị, đề xuất; kịp thời khắc phục ngay những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, thi hành án; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, đồng bộ các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết của công việc; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.
- Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Rà soát, lựa chọn, phân công cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tham gia: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; các Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh (nếu có).
Các nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là gì?
Tại Công văn 890/TTg-V.I năm 2022, những nhiệm vụ này được đề cập đến như sau:
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan điều tra, thi hành án ở các cấp, các ngành, các đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phối hợp thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính của Nhà nước, kỷ luật đoàn thể và xử lý hình sự, nhất là thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí và đề cao vai trò giám sát của Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?