Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công như thế nào?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định hiện hành?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công như thế nào?
Tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ công, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;
- Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành lĩnh vực quản lý; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;
- Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước quản lý; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;
- Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công là gì? (Hình từ Internet)
Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định hiện hành?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định về các đơn vị sự nghiệp công lập hiện hành phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Quản lý doanh nghiệp.
8. Văn phòng Bộ.
9. Thanh tra Bộ.
10. Cục Trồng trọt
11. Cục Bảo vệ thực vật.
12. Cục Chăn nuôi.
13. Cục Thú y.
14. Cục Quản lý xây dựng công trình.
15. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
16. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
17. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản.
18. Tổng cục Lâm nghiệp.
19. Tổng cục Thủy sản.
20. Tổng cục Thủy lợi.
21. Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I.
24. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
25. Trung tâm Tin học và Thống kê.
26. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
27. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 22 đến khoản 27 là các tổ chức sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
...
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập hiện hành phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện hành gồm:
- Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I.
- Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
- Trung tâm Tin học và Thống kê.
- Báo Nông nghiệp Việt Nam.
- Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất?
Theo Điều 3 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức theo quy định mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Văn phòng Bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Cục Trồng trọt.
10. Cục Bảo vệ thực vật.
11. Cục Chăn nuôi.
12. Cục Thú y.
13. Cục Quản lý xây dựng công trình.
14. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
15. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
16. Cục Thủy lợi.
17. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
18. Cục Lâm nghiệp.
19. Cục Kiểm lâm.
20. Cục Thủy sản.
21. Cục Kiểm ngư.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 22 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
...
Theo quy định trên, các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định mới nhất gồm:
- Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
- Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
- Báo Nông nghiệp Việt Nam.
- Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bỏ 03 đơn vị sự nghiệp và thêm 04 đơn vị sự nghiệp khác để phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nghị định 105/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?