Nhu cầu vắc xin năm 2024: 11 loại vắc xin nào là vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2024?

Nhu cầu vắc xin năm 2024: 11 loại vắc xin nào là vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2024?

Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP, chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình do Nhà nước tổ chức để tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Nhu cầu vắc xin năm 2024, 11 loại vắc xin nào là vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2024?

Nhu cầu vắc xin năm 2024, 11 loại vắc xin nào là vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2024? (Hình từ Internet)

Nhu cầu vắc xin năm 2024, 11 loại vắc xin nào là vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2024?

Căn cứ Quyết định 1596/QĐ-BYT năm 2024 về Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, nhu cầu vắc xin năm 2024 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2024 gồm có 11 loại vắc xin bắt buộc như sau:

TT

Loại vắc xin

1

Viêm gan B sơ sinh

2

Lao

3

Bại liệt uống

4

Sởi

5

Sởi- Rubella

6

Viêm não Nhật Bản

7

Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT)

8

Uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td)

9

Uốn ván

10

Rota

11

DPT-VGB-Hib

Việc cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng mở rộng được quy định thế nào?

Theo Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP quy định quy định về việc cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng như sau:

- Vắc xin sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng;

- Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 5 hằng năm để chỉ đạo việc cấp vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;

- Căn cứ đề xuất về nhu cầu vắc xin của cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhu cầu và gửi về Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 hằng năm để xây dựng kế hoạch cung ứng, sử dụng vắc xin và tiêm chủng hằng năm;

- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng, Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc điều phối vắc xin giữa các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để bảo đảm cung ứng vắc xin đầy đủ, kịp thời, liên tục và báo cáo Bộ Y tế về tình hình sử dụng vắc xin theo định kỳ hằng tháng;

- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại một số tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị liên quan điều phối vắc xin giữa các tỉnh.

Cơ sở tiêm chủng bán vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?

Căn cứ điểm h khoản 3, điểm a khoản 8 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khám sàng lọc hoặc khám sàng lọc không đầy đủ cho đối tượng được tiêm chủng;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin;
c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về an toàn tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm chủng;
d) Không dừng ngay buổi tiêm chủng khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng;
đ) Không thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến;
e) Không tổ chức tiêm chủng chống dịch khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
g) Tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm;
h) Bán vắc xin, sinh phẩm y tế thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các điểm g và h khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc tiêu hủy vắc xin đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo quy định trên, cơ sở tiêm chủng bán vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đồng thời cơ sở này còn bị buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chương trình tiêm chủng mở rộng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động tiêm chủng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng có áp dụng việc tiêm chủng tại nhà không?
Pháp luật
Nhu cầu vắc xin năm 2024: 11 loại vắc xin nào là vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 2024?
Pháp luật
Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng?
Pháp luật
Triển khai lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
Pháp luật
Tại cơ sở bảo quản vắc xin để tiêm chủng cần phải theo dõi nhiệt độ tối thiểu 1 ngày mấy lần? Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại một số tỉnh thì Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Lộ trình tăng số lượng vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
Pháp luật
Quyết định giải quyết bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người được tiêm chủng có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Kể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp thì Sở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại mấy lần?
Pháp luật
Trường hợp người được tiêm chủng nghĩ mình thuộc trường hợp được nhà nước bồi thường thì cần phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ gì?
Pháp luật
Việc tiêm chủng tại nhà chỉ được thực hiện tại nơi nào? Khi xảy ra tình trạng thừa và thiếu vắc xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng thì Sở Y tế làm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình tiêm chủng mở rộng
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
649 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình tiêm chủng mở rộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình tiêm chủng mở rộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào