Những địa bàn nào được sử dụng biên lai thuế? Biên lai thuế do cơ quan nào khởi tạo và phát hành?
Những địa bàn nào được sử dụng biên lai thuế?
Địa bàn sử dụng biên lai thuế được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
Sử dụng biên lai, chứng từ
...
2. Tiêu chí xác định địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai thuế: Căn cứ tình hình thực tế quản lý tại địa bàn Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực có trách nhiệm xác định và cập nhật Danh sách địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai thuế trình Cục Thuế phê duyệt. Những địa bàn được sử dụng biên lai thuế là địa bàn đáp ứng đồng thời 03 điều kiện: không có điểm thu, chưa thực hiện ủy nhiệm thu thuế và thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn.
3. Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế, trường hợp tổ chức có nhu cầu sử dụng các loại chứng từ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì tổ chức có văn bản gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để được chấp thuận, thực hiện.
4. Đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì tổ chức có văn bản gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để được chấp thuận, thực hiện.
Như vậy, theo quy định, những địa bàn được sử dụng biên lai thuế là địa bàn đáp ứng đồng thời 03 điều kiện:
(1) Không có điểm thu;
(2) Chưa thực hiện ủy nhiệm thu thuế;
(3) Thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn.
Căn cứ vào tình hình thực tế quản lý tại địa bàn Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực có trách nhiệm xác định và cập nhật Danh sách địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai thuế trình Cục Thuế phê duyệt.
Những địa bàn nào được sử dụng biên lai thuế? (Hình từ Internet)
Biên lai thuế do cơ quan nào khởi tạo và phát hành?
Cơ quan khởi tạo và phát hành biên lai thuế được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
Sử dụng biên lai, chứng từ
1. Cục Thuế in, khởi tạo và phát hành biên lai thuế Mẫu CTT50 Phụ lục I.C ban hành kèm theo Thông tư này theo hình thức đặt in, tự in, điện tử để sử dụng thu thuế, phí, lệ phí đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai và thu nợ đối với hộ khoán, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, biên lai thuế do Cục Thuế in, khởi tạo và phát hành theo hình thức đặt in, tự in, điện tử để sử dụng thu thuế, phí, lệ phí đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai và thu nợ đối với hộ khoán, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
Mẫu biên lai thuế được quy định theo Mẫu CTT50 Phụ lục I.C ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC.
TẢI VỀ mẫu biên lai thuế tại đây.
Mẫu ký hiệu ghi trên biên lai thuế được quy định thế nào?
Căn cứ Phụ lục I.B ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC thì mẫu ký hiệu ghi trên biên lai thuế được quy định cụ thể như sau:
(1) Ký hiệu mẫu biên lai có 10 ký tự, gồm:
- 02 ký tự đầu thể hiện loại biên lai (01 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí không có mệnh giá; 02 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí có mệnh giá.)
- 03 ký tự tiếp theo thể hiện tên biên lai (“BLP”).
- 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên biên lai. Ví dụ: biên lai có 03 liên ký hiệu là “3”.
- 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa nhóm ký tự đầu với nhóm 03 ký tự cuối của ký hiệu mẫu biên lai.
- 03 ký tự cuối là số thứ tự của mẫu trong một loại biên lai.
Ví dụ: Ký hiệu 01BLP2-001 được hiểu là: biên lai thu phí, lệ phí (loại không in sẵn mệnh giá), 02 liên, mẫu thứ 1.
(2) Ký hiệu biên lai gồm 08 ký tự:
- 02 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn tại Phụ lục I.A ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và chỉ áp dụng đối với biên lai do Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt in để bán cho các cơ quan thu phí, lệ phí.
- 02 ký tự tiếp theo là nhóm hai trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y dùng để phân biệt các ký hiệu biên lai.
Đối với biên lai do cơ quan thu phí, lệ phí đặt in, tự in thì 02 ký tự này là 02 ký tự đầu của ký hiệu biên lai.
- 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa các ký tự đầu với ba ký tự cuối của biên lai.
- 02 ký tự tiếp theo thể hiện năm in biên lai. Ví dụ: biên lai in năm 2022 thì ghi là 22.
- 01 ký tự cuối cùng thể hiện hình thức biên lai. Cụ thể: biên lai thu phí, lệ phí tự in ký hiệu là T; biên lai đặt in ký hiệu là P.
Ví dụ: Ký hiệu 01AA-22P được hiểu là biên lai thu phí, lệ phí do Cục Thuế TP Hà Nội đặt in năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?