Những điểm mới khi thực hiện kê khai giá và hàng hóa thực hiện kê khai giá như thế nào? Đối tượng thực hiện kê khai giá gồm những gì?
Dự kiến thực hiện kê khai giá những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Dự thảo Luật giá (sửa đổi) như sau:
Điều 31. Nội dung và đối tượng kê khai giá
1. Nội dung kê khai giá gồm mức giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định gắn với tên, chủng loại, nước sản xuất và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.
2. Đối tượng kê khai gồm:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì kê khai giá bán buôn;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì kê khai giá bán buôn;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là nhà phân phối độc quyền thì kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ; tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán lẻ.
3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát, ban hành Quyết định danh sách tổ chức kê khai giá tại Bộ Tài chính và các Bộ. Căn cứ danh sách của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định danh sách tổ chức, cá nhân kê khai giá tại địa phương.
4. Chậm nhất sau 02 ngày kể từ ngày định giá, điều chỉnh giá, các đối tượng kê khai giá quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm kê khai giá.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về Điều này.
Như vậy, nội dung và đối tượng kê khai giá theo Dự thảo Luật thuế được sửa đổi, bổ sung như trên.
Quy định về kê khai giá và hàng hóa khi kê khai giá?
Căn cứ khoản 9 Điều 4 Luật giá 2012 quy định về kê khai giá như sau:
- Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Dự thảo Luật giá (sửa đổi) như sau:
Điều 30. Hàng hóa, dịch vụ kê khai giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá bao gồm: hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu, giá tham chiếu; một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; một số hàng hóa, dịch vụ tại địa phương.
2. Chính phủ quy định chi tiết Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ ban ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chính phủ danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá. Trường hợp phát sinh phải điều chỉnh Danh mục, trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh Danh mục.
Như vậy, hàng hóa, dịch vụ kê khai giá theo quy định Dự thảo Luật giá (sửa đổi) như trên.
Những điểm mới khi thực hiện kê khai giá, hàng hóa thực hiện kê khai giá gồm những gì? Khi thực hiện kê khai giá thì đối tượng thực hiện kê khai giá là gì?
Phân loại các loại hàng hóa thuộc diện kê khai giá?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 177/2013/NĐ-CP (khoản 1 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 149/2016/NĐ-CP) quy định các loại hàng hóa thuộc diện kê khai giá như sau;
"Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá bao gồm:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại Điều 3 Nghị định này trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá;
b) Xi măng, thép xây dựng;
c) Than;
d) Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; thuốc thú y để tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Giấy in, viết (dạng cuộn), giấy in báo sản xuất trong nước;
e) Dịch vụ tại cảng biển;
g) Dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá;
h) Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm;
i) Sách giáo khoa;
k) Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá;
l) Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước;
m) Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi;
n) Thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi theo quy định của Bộ Y tế;
o) Etanol nhiên liệu không biến tính; khí tự nhiên hóa lỏng (LNG); khí thiên nhiên nén (CNG);
p) Dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt;
q) Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá trừ hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương (nếu có).
Như vậy, các loại hàng hóa thuộc diện kê khai giá được quy định như trên.
Xem Dự thảo Luật giá (sửa đổi): Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?