Những điều tân sinh viên khi nhập học cần lưu ý về đặt cọc thuê phòng trọ để tránh mất tiền oan?

Em là tân sinh viên từ tỉnh lên Sài Gòn học đại học. Em đang trong quá trình tìm phòng trọ gần trường để tiện việc đi lại. Vì em chưa từng thuê trọ và kinh tế hạn hẹp nên rất bỡ ngỡ với việc này. Xin giúp em tìm hiểu những lưu ý về thuê trọ và đặt cọc tiền thuê trọ như thế nào? Em xin cảm ơn rất nhiều!

Hầu hết các bạn tân sinh viên từ khắp mọi miền đất nước khi nhập học sẽ không quá xa lạ với câu chuyện thuê trọ. Sau đây là những lưu ý về vấn đề thuê trọ và đặt cọc tiền thuê trọ, hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn tân sinh viên hiểu rõ hơn những vấn đề pháp lý liên quan và tránh được những rủi ro không đáng có.

Đặt cọc thuê trọ là gì? Nếu không tiến hành thuê trọ thì tân sinh viên có được trả lại tiền đặt cọc không?

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 về đặt cọc như sau:

"Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Theo đó, đặt cọc thuê trọ đối với tân sinh viên được hiểu là việc các bạn sinh viên giao cho bên chủ nhà trọ (thông thường) một khoản tiền để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thuê trọ.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền (trên thực tế thì khoản tiền đặt cọc thường được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền). Nếu các bạn sinh viên từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên chủ nhà trọ đã nhận tiền cọc. Nếu bên chủ nhà trọ từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bạn sinh viên tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Do đó, các bạn tân sinh viên cần lưu ý tìm hiểu và lựa chọn phòng trọ mình có ý định thuê để tránh trường hợp bị mất tiền oan.

Những điều tân sinh viên khi nhập học cần lưu ý về đặt cọc thuê phòng trọ để tránh mất tiền oan

Những điều tân sinh viên khi nhập học cần lưu ý về đặt cọc thuê phòng trọ để tránh mất tiền oan?

Trường hợp tân sinh viên không vi phạm hợp đồng thì có thể được trả lại tiền đặt cọc theo phương thức nào?

Trong trường hợp tân sinh viên không vi phạm hợp đồng đã giao kết thì có thể được trả lại tiền đặt cọc theo các phương thức quy định tại Điều 433 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

"Điều 433. Giá và phương thức thanh toán
1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng."

Theo đó, nếu hai bên có thỏa thuận trước hoặc có người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên thì giá, phương thức thanh toán sẽ thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê trọ.

Những nội dung cần lưu ý trong hợp đồng thuê trọ đối với tân sinh viên?

Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng như sau:

"Điều 398. Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp."

Theo đó, khi giao kết hợp đồng thuê trọ, các bạn tân sinh viên cần lưu ý đọc và kiểm tra kỹ các nội dung về giá, phương thức thanh toán; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình.

Đặt cọc thuê trọ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những điều tân sinh viên khi nhập học cần lưu ý về đặt cọc thuê phòng trọ để tránh mất tiền oan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đặt cọc thuê trọ
1,571 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đặt cọc thuê trọ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đặt cọc thuê trọ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào