Những đối tượng nào không được cấp chứng chỉ hành nghề thú y? Hành nghề thú y cần đáp ứng các điều kiện chuyên môn nào?
Những đối tượng nào không được cấp chứng chỉ hành nghề thú y?
Tại Điều 111 Luật Thú y 2015 có quy định về các trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
Không cấp Chứng chỉ hành nghề thú y
Cá nhân không được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y trong trường hợp sau đây:
1. Không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
2. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của tòa án;
3. Đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn thú y;
4. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
5. Đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
6. Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, cá nhân không được cấp chứng chỉ hành nghề thú y nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:
- Không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
- Đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của tòa án;
- Đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn thú y;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Những đối tượng nào không được cấp chứng chỉ hành nghề thú y? Hành nghề thú ý cần đáp ứng các điều kiện chuyên môn nào? (Hình từ Internet)
Hành nghề thú y cần đáp ứng các điều kiện chuyên môn nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 35/2016/NĐ-CP tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn như sau:
- Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
- Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được quy định như sau:
+ Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học;
+ Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng Đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học.
- Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y được quy định như sau:
+ Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa dược;
+ Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học;
Dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học.
Có các loại hình hành nghề thú y nào?
Tại Điều 107 Luật Thú y 2015 quy định các loại hình hành nghề thú y như sau:
Các loại hình hành nghề thú y
1. Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
2. Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.
3. Buôn bán thuốc thú y.
4. Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
Theo đó có 4 loại hình hành nghề thú y bao gồm:
- Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
- Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.
- Buôn bán thuốc thú y.
- Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?