Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023?

Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023? anh Hùng - Đà Nẵng.

Thẻ bảo hiểm y tế của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 143/2020/TT-BQP quy định về thẻ bảo hiểm y tế của Bộ Quốc phòng như sau:

- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP thuộc Bộ Quốc phòng quản lý theo mẫu, mã thẻ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định.

- Tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023? (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng trong năm 2023?

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như sau:

- Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân của quân nhân tại ngũ, thân nhân của người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong Ban Cơ yếu Chính phủ, thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13, khoản 15 Điều 3; khoản 3 Điều 4 và khoản 1, khoản 3 Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế 2008 (sau đây viết gọn là Nghị định 146/2018/NĐ-CP), gồm:

* Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế

- Công chức, công nhân, viên chức quốc phòng.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.

- Người làm công tác khác thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Trí thức trẻ tình nguyện theo quy định tại Quyết định 174/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020”.

* Nhóm do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

- Học viên quốc phòng - an ninh theo Quyết định 607/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020; học viên đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã (hệ tập trung) theo Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo đang hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước, chưa tham gia bảo hiểm y tế.

- Học viên quân sự quốc tế đang học tập tại các học viện, nhà trường, cơ sở đào tạo, huấn luyện trong Bộ Quốc phòng theo các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc do Nhà nước mời và đài thọ.

- Thân nhân của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ, bao gồm cả thân nhân hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ có quyết định cử đi đào tạo sĩ quan dự bị (sau đây gọi chung là thân nhân quân nhân), bao gồm các đối tượng thực hiện theo điểm a, điểm b và điểm c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Thân nhân của người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác trong Bộ Quốc phòng; thân nhân của học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên các trường Quân đội, bao gồm đối tượng thực hiện theo điểm a, điểm b và điểm c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

* Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng:

Học sinh, sinh viên hệ dân sự trong các học viện, nhà trường Quân đội và Cơ yếu.

* Nhóm do người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế:

- Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội bao gồm các đối tượng quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Thân nhân của đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP bao gồm đối tượng như quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP.

Mức đóng bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP mức đóng, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng như sau:

* Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP:

- Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định), hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, người sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3.

- Trong thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.

- Trong thời gian được cử đi học tập, công tác hoặc lao động tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; thời gian trên được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước, trường hợp tham gia bảo hiểm y tế thì toàn bộ thời gian được cử đi học tập, công tác hoặc lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia bảo hiểm y tế được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

* Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP:

Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng.

* Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP:

Mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

* Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 143/2020/TT-BQP:

Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thì do ngân sách nhà nước đảm bảo; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì sử dụng kinh phí của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; đối với doanh nghiệp thì sử dụng kinh phí của doanh nghiệp.

Bảo hiểm y tế Tải trọn bộ các văn bản quy định về Bảo hiểm y tế hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế 2025? Tải Nghị định 02/2025/NĐ-CP pdf ở đâu?
Pháp luật
Thông tư 01/2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế mới nhất thế nào? Toàn bộ Thông tư 01/2025 ra sao?
Pháp luật
Từ 01/7/2025, trường hợp cấp cứu để được hưởng Bảo hiểm y tế cần xuất trình những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cựu chiến binh có được lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu hay không? Những cựu chiến binh nào được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Vợ của liệt sĩ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không? Nếu có thì hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì?
Pháp luật
Thân nhân liệt sỹ khám chữa bệnh trái tuyến không có giấy chuyển tuyến được không? Các trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Khám lại theo yêu cầu điều trị, có giấy hẹn khám lại? Mẫu giấy hẹn khám lại bảo hiểm y tế mới nhất?
Pháp luật
Cập nhật bảng giá các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê mới nhất chuẩn Thông tư 21?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng hợp Tình hình chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN là mẫu nào? Hướng dẫn chi tiết cách ghi?
Pháp luật
Cựu chiến binh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế 100% thì có được miễn đóng bảo hiểm y tế ở công ty không? Nếu không được thì mức đóng bảo hiểm y tế thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế
1,086 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào