Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với tố chức, cá nhân được đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với tố chức, cá nhân được đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 dự thảo Luật Nhà giáo quy định các hành vi của tổ chức, cá nhân bị nghiêm cấm như sau:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo;
- Cản trở hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo;
- Phân công nhà giáo không đúng với thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng nhà giáo; phân công vượt quá thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật về lao động;
- Phân biệt đối xử giữa những nhà giáo dưới mọi hình thức;
- Trả lương không đúng số lượng và thời gian theo hợp đồng nhà giáo; thực hiện không đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định;
- Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo.
Như vậy, Dự thảo Luật Nhà giáo đề cập đến các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức và cá nhân trong quan hệ với nhà giáo.
Có 06 hành vi vi phạm, từ việc xúc phạm danh dự và nhân phẩm của nhà giáo đến việc phân biệt đối xử giữa họ. Điều này nhấn mạnh sự tôn trọng và bảo vệ cho ngành giáo dục, nhằm tạo môi trường làm việc tích cực và công bằng cho nhà giáo. Quy định này cũng thể hiện cam kết của pháp luật trong việc đảm bảo quyền lợi và nhu cầu của cộng đồng giáo viên.
>> Xem toàn văn dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục: Tải về
Hành vi của tổ chức, cá nhân bị nghiêm cấm đối với nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo? Quyền của nhà giáo được quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quyền của nhà giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 dự thảo Luật Nhà giáo quy định quyền của nhà giáo bao gồm:
- Được hoạt động giảng dạy, giáo dục và đánh giá người học theo chuyên môn đào tạo; tham gia đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật người học theo quy định; được chủ động phân phối thời lượng và sắp xếp nội dung giáo dục, lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục và kế hoạch của cơ sở giáo dục.
- Được lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu, đồ dùng dạy học, thiết bị, phương tiện giảng dạy và cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục để thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu giáo dục và kế hoạch của cơ sở giáo dục.
- Được cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo và bổ nhiệm chức danh nhà giáo theo vị trí việc làm.
- Được hưởng lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ và các chế độ khác phù hợp với vị trí việc làm, chức danh nhà giáo.
- Được đánh giá công bằng, khách quan; được tôn vinh, khen thưởng tương xứng với thành tích trong hoạt động nghề nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Được nghiên cứu khoa học và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu khoa học của cá nhân; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được tham gia các chương trình trao đổi nhà giáo; hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học và tổ chức liên quan khác.
- Được tạo điều kiện để làm việc trong môi trường thuận lợi, an toàn; được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể; được đối xử bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp và thăng tiến nghề nghiệp; được thay đổi đơn vị công tác và vị trí việc làm phù hợp với nguyện vọng của cá nhân và nhu cầu của cơ quan quản lý.
- Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo; chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, phương pháp giáo dục; các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo; được tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định.
- Được bảo đảm việc làm và an sinh khi cơ sở giáo dục ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi về tổ chức.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
Như vậy, Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất các quyền lợi và điều kiện làm việc cho nhà giáo, nhằm đảm bảo môi trường làm việc tích cực và công bằng trong ngành giáo dục.
Vai trò của nhà giáo được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định về vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:
Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Như vậy, nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục.
Trong đó nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
Quan trọng nhất là nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?