Những mốc tuổi được lái xe theo Luật giao thông đường bộ? Cha mẹ phải chịu trách nhiệm gì nếu để con chưa đủ tuổi lái xe và gây tai nạn?
Những mốc tuổi trong tham gia giao thông được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Trong đó, vi phạm phổ biến nhất hiện nay là việc người chưa đủ 16 tuổi lái xe gắn máy dưới 50 cm3 hoặc trường hợp người chưa đủ 18 tuổi lái xe từ 50 cm3 trở lên. Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, những chủ thể thực hiện hành vi này có thể chịu các hình thức xử phạt sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
...
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
Những mốc tuổi được lái xe theo Luật giao thông đường bộ? Cha mẹ phải chịu trách nhiệm gì nếu để con chưa đủ tuổi lái xe và gây tai nạn? (Hình từ Internet)
Trẻ em vi phạm giao thông có được giảm tiền phạt?
Căn cứ khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020):
Nguyên tắc xử lý
...
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
Như vậy, về nguyên tắc mức xử phạt đối với người chưa thành niên luôn nhẹ hơn so với người thành niên thực hiện cùng hành vi. Trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không bị phạt tiền và đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
Cha mẹ phải chịu trách nhiệm gì nếu để con chưa đủ tuổi lái xe và gây tai nạn giao thông?
Về hành vi để con lái xe khi chưa đủ tuổi, cha mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
Về việc trẻ em chưa đủ tuổi lái xe gây tai nạn giao thông, cần xem xét tính chất của vụ việc như sau:
Nếu trẻ em gây ra hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong những trường hợp tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Thì phụ huynh là chủ phương tiện có hành vi giao xe cho con có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cho người chưa đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, tùy vào mức độ của hậu quả mà người chủ phương tiện có thể bị phạt tù đến 7 năm.
Ngoài ra, phụ huynh/người giám hộ còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trẻ em gây ra tai nạn, căn cứ tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?