Những nội dung nào được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
- Những nội dung nào được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
- Những nội dung được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được tổ chức theo hình thức nào?
- Công dân được đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cấp xã hay không?
Những nội dung nào được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định những nội dung được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn bao gồm:
- Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.
- Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.
- Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
- Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
- Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Những nội dung nào được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn?
Những nội dung được nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được tổ chức theo hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Hình thức Nhân dân bàn và quyết định
1. Tùy theo nội dung được đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
b) Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;
c) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
2. Việc bàn, quyết định các nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật này phải được thực hiện tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Luật này. Hình thức phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Hình thức biểu quyết trực tuyến chỉ áp dụng trong trường hợp cộng đồng dân cư quyết định các công việc quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này mà Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thấy không cần thiết tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.
3. Trường hợp pháp luật có quy định khác về việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định thì thực hiện theo quy định đó.
Theo như quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức
- Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
- Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;
- Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
Công dân được đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cấp xã hay không?
Căn cứ Điều 16 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định
1. Đối với các nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định nội dung, lựa chọn hình thức và chỉ đạo, hướng dẫn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân bàn và quyết định.
2. Đối với các nội dung chỉ có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề xuất nội dung để cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
3. Công dân cư trú tại thôn, tổ dân phố có sáng kiến đề xuất về nội dung quy định tại Điều 15 của Luật này và được ít nhất là 10% tổng số hộ gia đình tại thôn, tổ dân phố đồng thuận thì gửi đề xuất đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định nếu không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Trường hợp sáng kiến của công dân chưa có đủ 10% tổng số hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra để cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Việc thu thập ý kiến đồng thuận của các hộ gia đình có thể thực hiện trực tiếp tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, bằng văn bản thể hiện ý kiến đồng ý của đại diện hộ gia đình hoặc hình thức thể hiện ý kiến khác phù hợp với điều kiện thực tế tại cộng đồng dân cư. Công dân có sáng kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng và danh sách hộ gia đình đồng thuận. Ý kiến đồng thuận với sáng kiến của công dân có giá trị trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thể hiện ý kiến.
Theo như quy định trên, công dân được đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định trong thực hiện dân chủ ở cấp xã với điều kiện:
Được ít nhất là 10% tổng số hộ gia đình tại thôn, tổ dân phố đồng thuận thì gửi đề xuất đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định nếu không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Trường hợp sáng kiến của công dân chưa có đủ 10% tổng số hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra để cộng đồng dân cư bàn và quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?