Những sản phẩm vật liệu hàn nào được áp dụng thuế chống bán phá giá? Thủ tục khai thuế chống bán phá giá thực hiện như thế nào?

Gần đây tôi có nghe thông tin Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 1573/TCHQ/TXNK năm 2022 hướng dẫn về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm vật liệu hàn. Cho tôi hỏi thủ tục áp dụng thuế chống bán phá giá này được quy định như thế nào?

Những mặt hàng nào sẽ được áp dụng thuế chống bán phá giá theo Công văn 1573/TCHQ-TXNK?

Theo mục 2 Công văn 1573/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn về việc thực hiện thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm hàn quy định các mặt hàng thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:

- Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời bao gồm que hàn inox 308 có bọc thuốc được phân loại theo các mã HS 8311.10.90, 8311.30.99 và 8311.90.00 và dây hàn thép đặc không lõi thuốc được phân loại theo các mã HS 7217.10.10, 7217.30.19, 7229.20.00, 7229.90 20, 7229.90.99, 8311.10.10, 8311.10.90, 8311.30.91, 8311.30.99, 8311.90.00 có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Lưu ý: Sản phẩm dây hàn thép đặc không lõi thuốc được phân loại theo mã HS 7217.10.10 và 7229.90.99 thuộc đối tượng áp dụng thuế CBPG tạm thời theo quy định tại Quyết định 706/QĐ-BCT. Đồng thời, trường hợp sản phẩm thép cuộn, thép dây cũng được phân loại mã HS 7217.10.10 và 7229.90.99 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau thuộc đối tượng bị áp dụng thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 20/3/2020 (thời hạn áp dụng từ 22/3/2020 đến 22/3/2023), Cục Thuế xuất nhập khẩu đã có công văn số 3091/TXNK-CST ngày 22/4/2022 hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện chính sách thuế.

Ngoài ra, tại mục 1 Công văn 1573/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn về việc thực hiện thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm hàn quy định về thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:

- Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ Quyết định 706/QĐ-BCT kèm theo Thông báo của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để thực hiện trong vòng 120 ngày, kể từ ngày 22/4/2022 đến hết ngày 19/8/2022 (trừ khi được gia hạn, thay đổi, hủy bỏ theo quy định của pháp luật).

Những sản phẩm vật liệu hàn nào được áp dụng thuế chống bán phá giá theo Công văn 1573/TCHQ/TXNK do Tổng cục Hải quan vừa ban hành?

Những sản phẩm vật liệu hàn nào được áp dụng thuế chống bán phá giá theo Công văn 1573/TCHQ/TXNK năm 2022 ?

Việc kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện như thế nào?

Theo mục 3 Công văn 1573/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn về việc thực hiện thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm hàn quy định về thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:

- Yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kỹ và thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra mã HS, mô tả hàng hóa; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; Giấy chứng nhận chất lượng bản gốc của nhà sản xuất quy định tại Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BCT để áp dụng thuế chống bán phá giá đúng quy định.

Thủ tục khai thuế chống bán phá giá thực hiện như thế nào?

Theo mục 4 Công văn 1573/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn về việc thực hiện thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm hàn quy định về thủ tục khai thuế chống bán phá giá như sau:

(1) Đối với que hàn inox 308 có bọc thuốc

- Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong VNACCS theo mã G135 tương ứng mức thuế chống bán phá giá tạm thời là 36,11%.

- Trường người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước, vùng lãnh thổ khác không phải là Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Quốc thì không phải nộp thuế chống bán phá giá, người khai hải quan khai trên tờ khai nhập khẩu tại chỉ tiêu 1.95 Mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác theo bảng mã đối tượng không chịu thuế chống bán phá giá (GK) đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn.

- Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Quốc nhưng không nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận không trùng với tên nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 2.1 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BCT thì người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong VNACCS và áp dụng mức thuế như sau:

+ G130 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Ma-lai-xi-a tương ứng mức thuế CBPG là 12,78%;

+ G133 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Thái Lan tương ứng mức thuế CBPG là 36,11%

+ G134 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc tương ứng mức thuế CBPG là 11,43%.

- Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Quốc, nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 2.1 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 706/QĐ-BCT và cơ quan hải quan kiểm tra tên nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên nhà sản xuất nêu tại Cột 1 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Mục 2.1 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BCT. Người khai hải quan khai báo mã dùng trong VNACCS tương ứng với mức thuế suất của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu theo bảng mã thuế chống bán phá giá đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn.

- Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Quốc, nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 2.1 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 706/QĐ-BCT và cơ quan hải quan kiểm tra tên nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên nhà sản xuất tại Cột 1 Mục 2.1 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BCT thì người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong VNACCS và áp dụng mức thuế như tại điểm c mục 4.1 nêu trên.

(2) Đối với dây hàn thép đặc không lõi thuốc

- Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong VNACCS theo mã G140 tương ứng mức thuế CBPG tạm thời là 36,56%.

- Trường người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước, vùng lãnh thổ khác không phải là Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Quốc thì không phải nộp thuế chống bán phá giá, người khai hải quan khai trên tờ khai nhập khẩu tại chỉ tiêu 1.95 Mã miễn/giảm/không chịu thuế và thu khác theo bảng mã đối tượng không chịu thuế chống bán phá giá (GK) đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn.

- Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ma-lai-xi-a và Trung Quốc nhung không nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận không trùng với tên nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 2.1 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BCT thì người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong VNACCS và áp dụng mức thuế như sau:

+ G137 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Ma-lai-xi-a tương ứng mức thuế CBPG là 34,37%;

+ G139 đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc tương ứng mức thuế CBPG là 36,56%.

- Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ma-lai-xi-a và Trung Quốc, nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 2.2 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BCT và cơ quan hải quan kiểm tra tên nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 2.2 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BCT thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Mục 2.2 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 706/QĐ-BCT. Người khai hải quan khai báo mã dùng trong VNACCS tương ứng với mức thuế suất của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu theo bảng mã thuế chống bán phá giá đã được đăng tải trên website: https://www.customs.gov.vn.

- Trường hợp người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ma-lai-xi-a và Trung Quốc, nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên nhà sản xuất trên Giấy chứng nhận trùng với tên của nhà sản xuất nêu tại Cột 1 Mục 2.2 của Thông báo ban hành kèm theo Quyết định số 706/QĐ-BCT và cơ quan hải quan kiểm tra tên nhà xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên nhà sản xuất tại Cột 1 Mục 2.2 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BCT người khai hải quan thực hiện khai báo mã dùng trong VNACCS và áp dụng mức thuế như tại điểm c mục 4.2 nêu trên.

Trên đây là những hướng dẫn của Tổng cục Hải quan về việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm vật liệu hàn.

Thuế chống bán phá giá
Chống bán phá giá
Phá giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thuế chống bán phá giá là gì? Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định thế nào?
Pháp luật
Có được gia hạn quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá không? Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có nội dung gì?
Pháp luật
Không áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá trên 2% trong trường hợp nào?
Pháp luật
Có thể áp thuế chống bán phá giá khi hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước?
Pháp luật
Công thức tính thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu? Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tại sao áp dụng thuế chống bán phá giá? Áp dụng thuế chống bán phá giá để làm gì theo quy định?
Pháp luật
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá là ai? Điều kiện của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá?
Pháp luật
Chống bán phá giá là gì? Để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Chống bán phá giá là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại đúng không? Thời điểm được áp dụng chống bán phá giá?
Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Mức thuế chống bán phá giá và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá?
Pháp luật
Ai là người có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với bàn ghế Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế chống bán phá giá
4,070 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế chống bán phá giá Chống bán phá giá Phá giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế chống bán phá giá Xem toàn bộ văn bản về Chống bán phá giá Xem toàn bộ văn bản về Phá giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào