Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định mới tại Luật Viễn thông 2023?

Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định mới tại Luật Viễn thông 2023?

Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định tại Luật Viễn thông 2023?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Viễn thông 2023 quy định sẽ có 04 thông tin được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 như sau:

- Thông tin khẩn cấp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu.

- Thông tin khẩn cấp phục vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa khác.

- Thông tin khẩn cấp phục vụ phòng, chống dịch bệnh.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định tại Luật Viễn thông 2023?

Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định tại Luật Viễn thông 2023? (Hình từ internet)

Chính sách của Nhà nước về viễn thông được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Viễn thông 2023 thì chính sách của Nhà nước về viễn thông được quy định như sau:

- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

- Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.

- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông.

- Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực khác.

- Nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ vệ tinh tầm thấp, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.

- Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia như sau:

Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia
1. Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được tích hợp vào quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông nhằm xác định mục tiêu, nguyên tắc, định hướng phát triển thị trường viễn thông, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ, dịch vụ viễn thông và các giải pháp thực hiện.
2. Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông; tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến;
c) Bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích;
d) Bảo đảm phát triển viễn thông bền vững, hài hòa; thu hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền;
đ) Bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
3. Căn cứ vào quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan, doanh nghiệp viễn thông xây dựng quy hoạch, kế hoạch của doanh nghiệp mình.

Như vậy theo quy định trên thì việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ;

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông;

- tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến;

- Bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích;

- Bảo đảm phát triển viễn thông bền vững, hài hòa;

- Thu hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền;

- Bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Điều 28, Điều 29, điểm d khoản 9 Điều 50, khoản 3 Điều 71 Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Mạng viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Mạng viễn thông
Luật viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động từ ngày 25/12/2024 được quy định thế nào?
Pháp luật
Mạng viễn thông dùng riêng do ai thiết lập? Các mạng viễn thông dùng riêng có thể kết nối trực tiếp với nhau không?
Pháp luật
Xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì? Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng có được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không?
Pháp luật
Mạng nội bộ là gì? Khi hòa mạng nội bộ vào mạng viễn thông công cộng có cần ký hợp đồng không?
Pháp luật
Mạng viễn thông là gì? Những trường hợp nào phải có giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng?
Pháp luật
Điện toán đám mây là gì? Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tính năng nào cho người sử dụng mạng viễn thông?
Pháp luật
Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định mới tại Luật Viễn thông 2023?
Pháp luật
5 trường hợp nào sẽ bị thu hồi mã, số viễn thông, tài nguyên Internet theo Luật Viễn thông mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mạng viễn thông
500 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mạng viễn thông Luật viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mạng viễn thông Xem toàn bộ văn bản về Luật viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào