Những tỉnh nào có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh? Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh được quy định như thế nào?
Những tỉnh nào có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh?
Tại phiên họp thứ 20 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo đó, thị xã Tân Uyên sẽ được điều chỉnh lên thành phố Tân Uyên. Như vậy, với việc Tân Uyên lên thành phố thì tỉnh Bình Dương sẽ có đến 04 thành phố trực thuộc tỉnh.
Như vậy, trên cả nước sẽ có 02 tỉnh có đến 04 thành phố trực thuộc tỉnh đó là tỉnh Quảng Ninh gồm các Thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả, Thành phố Uông Bí và Thành phố Móng Cái. Ở tỉnh Bình Dương thì sẽ có 4 thành phố là Thành phố Thủ Dầu Một, Thành phố Thuận An, Thành phố Dĩ An và Thành phố Tân Uyên.
Ngoài ra, hiện nay có đến 03 tỉnh gồm có 03 thành phố trực thuộc tỉnh như sau:
- Tỉnh Đồng Tháp gồm có 03 thành phố là Thành phố Cao Lãnh, Thành phố Sa Đéc và Thành phố Hồng Ngự.
- Tỉnh Kiên Giang gồm có 03 thành phố là Thành phố Rạch Giá, Thành phố Hà Tiên và thành phố Phú Quốc.
- Tỉnh Thái Nguyên gồm có 03 thành phố là Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Thành phố Phổ Yên.
Những tỉnh nào có đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh? Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh được quy định như thế nào? (Hình từ Itnernet)
Tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 quy định về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh như sau:
- Quy mô dân số từ 50.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 50.000 người thì cứ thêm 4.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.
- Diện tích tự nhiên từ 50 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 50 km2 thì cứ thêm 05 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.
- Số đơn vị hành chính trực thuộc:
+ Có từ 10 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp xã thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;
+ Có tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 35% trở xuống được tính 1 điểm; trên 35% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
+ Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.
Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống được tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;
+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm;
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 55% trở xuống được tính 1 điểm; trên 55% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;
+ Tỷ lệ số đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;
+ Tỷ lệ số hộ dân cư được dùng nước sạch từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;
+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ 4% trở lên được tính 1 điểm; dưới 4% thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.
- Các yếu tố đặc thù:
+ Dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
+ Thành phố thuộc tỉnh vùng cao được tính 1 điểm; thành phố thuộc tỉnh miền núi được tính 0,5 điểm;
+ Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền được tính 0,5 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhung tối đa không quá 1 điểm;
+ Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 0,5 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1 điểm.
Quy mô dân số của thành phố trực thuộc tỉnh phải có từ bao nhiêu người?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 quy định về tiêu chuẩn thành phố trực thuộc tỉnh như sau:
Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.
4. Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Theo đó, đối với thành phố trực thuộc tỉnh thì quy mô dân số phải có từ 150.000 người trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?