Những triệu chứng rối loạn lo âu có thể xảy ra ở người lớn mắc hậu COVID-19? Tiêu chuẩn chẩn đoán từng triệu chứng là gì?
Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa do hậu COVID-19 gây ra?
Căn cứ khoản 5.1 tiểu mục 5 Mục IV Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 2122/QĐ-BYT năm 2022 quy định các tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa do hậu Covid-19 gây ra như sau:
Rối loạn lo âu lan toả chính là lo âu lan tỏa và dai dẳng nhưng không khu trú vào hoặc hơn nữa không trội lên mạnh mẽ trong bất kỳ hoàn cảnh môi trường đặc biệt nào.
Như trong các rối loạn lo âu khác, các triệu chứng ưu thế rất thay đổi, nhưng phổ biến là người bệnh phàn nàn luôn cảm thấy lo lắng, run rẩy, căng thẳng cơ bắp, ra mồ hôi, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, chóng mặt, khó chịu vùng thượng vị.
Sợ bản thân hoặc người thân thích sẽ sớm mắc bệnh hoặc bị tai nạn thường biểu hiện, đồng thời với các loại lo âu và linh tính điềm gở. Rối loạn này phổ biến ở phụ nữ, và thường liên quan với stress môi trường.
Những triệu chứng rối loạn lo âu có thể xảy ra ở người lớn mắc hậu COVID-19? Tiêu chuẩn chẩn đoán từng triệu chứng là gì? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10
Người bệnh phải có các triệu chứng lo âu nguyên phát trong đa số các ngày trong ít nhất nhiều tuần, và thường là nhiều tháng. Các triệu chứng phải gồm các nhân tố sau:
- Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh tương lai, cảm giác “dễ cáu”, khó tập trung tư tưởng, v.v...)
- Căng thẳng vận động (bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run rẩy, Không có khả năng thư giãn)
- Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh hoặc thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô miệng, v.v...)
Triệu chứng rối loạn lo âu hoảng sợ do hậu COVID-19 gây ra?
Căn cứ khoản 5.1 tiểu mục 5 Mục IV Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 2122/QĐ-BYT năm 2022 quy định triệu chứng rối loạn lo âu hoảng sợ như sau:
Rối loạn hoảng sợ Biểu hiện là các cơn lo lắng nghiêm trọng bất ngờ lặp đi lặp lại (cơn hoảng sợ), đạt đến đỉnh điểm trong vòng vài phút và kéo dài thêm vài phút nữa.
Kèm theo nỗi sợ hãi về việc có thêm các cơn hoảng sợ hoặc tránh các tác nhân gây ra các cơn hoảng sợ. Nhiều người bệnh có thể cảm thấy rằng họ sắp chết hoặc mất kiểm soát hoặc phát điên, đòi được khám chữa cấp cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10:
- Để chẩn đoán quyết định, nhiều cơn lo âu, rối loạn thần kinh tự trị trầm trọng phải xảy ra trong thời gian khoảng một tháng;
- Trong hoàn cảnh không có nguy hiểm về mặt khách quan.
- Không khu trú vào hoàn cảnh được biết trước và không lường trước được: và - Giữa các cơn người bệnh tương đối thoát khỏi các triệu chứng lo âu (mặc dù lo âu đi trước là phổ biến).
Triệu chứng rối loạn lo âu ám ảnh do hậu COVID-19 gây ra?
Căn cứ khoản 5.1 tiểu mục 5 Mục IV Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 2122/QĐ-BYT năm 2022 quy định triệu chứng rối loạn lo ám ảnh như sau:
Rối loạn ám ảnh Một số người bệnh có thể phát triển quá mức chứng sợ đám đông sau khi nhiễm COVID-19 (do sợ bị nhiễm trùng). Nếu việc tránh đám đông quá mức đến mức bị bó buộc trong phòng hoặc trong nhà, thì được gọi là chứng sợ khoảng trống.
Trong tất cả các trạng thái sợ hãi này, các triệu chứng lo âu chỉ xuất hiện trong những tình huống cụ thể và đi kèm với việc né tránh những tình huống gây ra nỗi sợ hãi.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10:
Để chẩn đoán quyết định, các triệu chứng ám ảnh và hành vi nghi thức, cả hai phải có trong đa số các ngày, trong ít nhất hai tuần liền và là nguồn gốc đau khổ hoặc gây trở ngại cho hoạt động của người bệnh. Các triệu chứng ám ảnh phải có những đặc tính sau:
- Chúng phải được người bệnh thừa nhận là ý nghĩ hay xung động riêng của bản thân người bệnh;
- Phải có ít nhất một ý nghĩ hay động tác mà người bệnh còn kháng cự lại một cách vô hiệu, dù rằng có thể có những ý nghĩ và động tác khác mà người bệnh không còn kháng cự lại chúng nữa;
- Ý nghĩ về sự tiến hành động tác phải được bản thân người bệnh thấy không thú vị (chỉ đơn giản một sự giảm nhẹ căng thẳng hoặc lo âu thì không được coi là sự thích thú theo ý nghĩa này);
- Những ý nghĩ, hình ảnh, hoặc xung động phải tái diễn một cách không thích thú. Trắc nghiệm tâm lý: nhóm trắc nghiệm tâm lý đánh giá lo âu (Zung, Hamilton lo âu...), đánh giá trầm cảm phối hợp (Beck, Hamilton trầm cảm...), đánh giá nhân cách (MMPI, EPI...), đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI...)
Điều trị:
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp:
- Liệu pháp hoá dược: thuốc bình thần, giải lo âu nhóm benzodiazepin và không benzodiazepin, các thuốc chống trầm cảm, các thuốc an thần kinh...
- Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp giải thích hợp lý
- Liệu pháp thư giãn luyện tập
- Liệu pháp nhận thức hành vi
- Liệu pháp gia đình
- Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu.
Trên đây là những triệu chứng rối loạn lo âu có thể xảy ra ở người lớn mắc hậu COVID-19 và tiêu chuẩn chẩn đoán từng triệu chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?